Nọc rắn
Nọc rắn càng độc thì càng quý và có giá trị cao về dược liệu. Một gam nọc rắn ở thị trường quốc tế giá hàng 100 đô la. Mỗi năm, người ta thường lấy nọc rắn từ mùa xuân đến mùa thu và chia làm 4 đợt. Trước khi lấy nọc, người ta phải nhốt rắn vào chuồng 3 ngày không cho ăn. Rồi dùng một vòi nước phun cực mạnh để phun rửa răng rắn. Sau đó bắt rắn cho ngậm vào vành đĩa thủy tinh, rồi bóp nhẹ để rắn nhả nọc là một chất nhầy trong sáng dạng pha lê sáng. Sau đó mang đông khô cho kết tinh thành tinh thể như mì chính cánh màu hổ phách.
Trong số rắn độc thì rắn độc thì rắn cạp nong độc hơn cả. Rắn hổ mang khi cắn, bạnh phình ra như cái lá mít, cắn vào người buốt thấu tim, phải đắp chăn bông như người sốt rét cấp. Rắn cạp nong cắn êm hơn nhiều, chỉ thấy tê tê trên da thịt, nhưng không ga rô ngay và có thuốc đặc hiệu thì chỉ nửa giờ sau, người bị rắn cắn sẽ chết.
Rượu tam xà cổ truyền
Rượu tam xà là môn thuốc cổ truyền. Công thức gồm có:
- Rắn hổ mang (Paja naja).
- Rắn cạp nong (Bungarus Jaseiatus).
- Rắn ráo (Ptyas Korros).
- Ngũ gia bì (Acanthspanax aculeatus).
- Hà thủ ô (Poligonum mulitjorum).
- Kê huyết đằng (milltia nitida).
- Thiên niên kiện (Homalomena aromatica).
Ngày tết, ngày thường dùng rượu tam xà đều tốt. Người uống sẽ bổ dưỡng dẻo dai gân cốt, cơ bắp săn chắc, chống thấp khớp, tăng cường các chức năng tiêu hóa, tuần hoàn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét