Chụp X quang khi mang thai lợi hay hại

Thông thường, chụp X quang nha khoa thường niên dừng lại từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi người mẹ sinh con - chỉ là để đảm bảo an toàn. Nhưng bạn đã chụp X quang nha khoa trước khi biết mình mang thai thì cũng không có gì phải lo lắng cả. Thứ nhất, chụp X quang nha khoa không ảnh hưởng trực tiếp tới tử cung. Thứ hai, có một tấm phủ bằng chì che chắn để tử cung và bào thai không bị ảnh hưởng của tia phóng xạ. Quyết định sự an toàn của các loại tia X khác trong thời kỳ mang thai còn phức tạp hơn, nhưng rõ ràng chụp X quang hiếm khi đe dọa tới phôi thai hay bào thai. Dưới đây là ba nhân tố quyết định tia phóng xạ từ việc chụp X quang có hại hay không:
mang thai, mang thai lan dau

1. Lượng phóng xạ
Một số trường hợp phôi hay bào thai bị ảnh hưởng là do độ phóng xạ quá cao (50 đến 250 rad - radian). Nếu độ phóng xạ thấp hơn 10 rad thì không có ảnh hưởng gì. Bởi vì những thiết bị chụp X quang hiện đại hiếm khi phát ra lượng phóng xạ quá 5 rad trong quá trình chụp nên không có ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

2. Khi có ảnh hưởng xẩy ra
Thậm chí với liều lượng phóng xạ cao thì cũng không có rủi ro xảy ra cho phôi trước khi nó gắn chặt vào tử cung (ngày thứ sáu đến ngày thứ tám sau khi trứng được thụ tinh). Có một số rủi ro lớn hơn trong thời kỳ phát triển đầu tiên của các cơ quan của bào thai (tuần thứ ba và thứ tư sau khi thụ thai) và một số rủi ro xảy ra tiếp theo ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi trong quá trình người mẹ mang thai. Nhưng chỉ trong trường hợp độ phóng xạ rất cao.

3. Liệu có thực sự ảnh hưởng đến tử cung hay không?
Ngày nay, những thiết bị chụp X quang có thể định vị chính xác vùng cần chụp để bảo vệ những phần cơ thể còn lại không bị ảnh hưởng của phóng xạ. vì được che bằng tấm chì nên phần lớn những tia X quang không ảnh hưởng đến bụng và xương chậu, cũng như tử cung của người mẹ, nhưng thậm chí nếu vùng bụng bị tiếp xuacs tia X thì cũng chưa chắc đã nguy hiểm, vì hầu như lượng phóng xạ không quá 10 rad.

Tất nhiên, không nên chấp nhận những rủi ro không cần thiết dù là nhỏ, vì vậy người ta thường hoãn việc chụp X quang cho đến khi người mẹ sinh con. Nhưng những rủi ro cần thiết lại là chuyện khác. Bởi vì khả năng tia X có ảnh hưởng xấu của bào thai là rất nhỏ, nên nếu như bệnh tình của người phụ nữ đang mang thai đòi hỏi cần phải chụp X quang thì vẫn phải tiến hành. Tuân theo những chỉ dẫn dưới đây có thể giảm thiểu khả năng tia X ảnh hưởng xấu đến thai nhi:

+ Luôn thông báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên rằng mình đang mang thai.
+ Không chụp X quang nếu như có thể thay thế bằng phương pháp khác an toàn hơn.
+ Nếu việc chụp X quang là cần thiết , hãy chắc chắn rằng nó được kiểm tra và cấp phép an toàn. Các thiết bị phải được thường xuyên nâng cấp, duy trì trong tình trạng tốt và được vận hành bởi các kỹ thuật viên được đào tạo và có lương tâm, dưới sự giám sát của bác sĩ X quang chuyên nghiệp. Khi có thể, các thiết bị chụp X quang nên được chiếu đúng hướng để chỉ có vùng cần chụp là chịu ảnh hưởng của phóng xạ; vùng tử cung phải được che bằng tấm chì.
+ Tuân theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên một cách chính xác, đặc biệt cẩn trọng không cử động trong khi kỹ thuật viên đang thao tác, vì vậy sẽ tránh sai sót phải chụp lại.
+ Điều quan trọng nhất là nếu bạn đã chụp X quang thì đừng có phí thời gian lo lắng về những hậu quả có thể xẩy ra. Em bé trong bụng bạn còn bị nguy hiểm hơn nếu bạn quên thắt dây an toàn trên xe hơi.

Nguồn: http://www.mangthailandau.net/threads/2313-Chup-X-quang-khi-mang-thai-loi-hay-hai.html
Read more…

Những điều phụ nữ nên làm để mong sớm có "tin vui"

Nếu là do những nhân thực thể hay môi trường dưới đây, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được khả năng mang thai của mình.
mang thai, mang thai lan dau, can tranh khi mang thai


1. Tránh xa thuốc lá
Hút thuốc lá gây tổn hại cho trứng, giảm khả năng mang thai thành công và phụ nữ hút thuốc lá có thể bị mãn kinh sớm hơn vài năm so với người không hút thuốc lá. Hơn nữa, hút thuốc lá cũng có tác động tiêu cực tới nồng độ hormon do đó làm giảm khả năng sinh sản.

Phụ nữ hút thuốc lá cũng dễ bị sảy thai, gặp các biến chứng trong thai kỳ và thường sinh con nhẹ cân hơn. Do đó, những phụ nữ hút thuốc lá nên bỏ thuốc ngay hôm nay để tăng khả năng thụ thai.

2. Kiêng rượu
Phần lớn chuyên gia sản khoa đều đồng ý rằng uống 1 hoặc 2 ly rượu mỗi tuần sẽ không ảnh hưởng tới khả năng mang thai song uống quá nhiều rượu rõ ràng là có tác động không tốt. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch năm 2003 cho thấy uống 6-7 ly rượu mỗi tuần làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ.

3. Hạn chế sử dụng cafein
Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiêu thụ hơn 300mg caffein mỗi ngày sẽ bị giảm khả năng thụ thai. Rất may là một ly cà phê cỡ trung bình chỉ chứa khoảng 50mg cafein, do đó chị em vẫn có thể nhâm nhi 1 ly cà phê vào buổi sáng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trà búp, trà xanh, sôcôla và một số loại sođa cũng chứa cafein. Do đó, cần tính toán để hạn chế tối đa lượng cafein được hấp thụ vào cơ thể.

Đặc biệt, với những phụ nữ đang muốn làm thụ tinh ống nghiệm thì ngưỡng tiêu thụ cafein cho phép còn thấp hơn nhiều. Chỉ cần 50mg cafein (tương đương với 1 ly cà phê) cũng đã có thể ảnh hưởng bất lợi đến tỷ lệ thụ thai ống nghiệm thành công.

4. Giảm cân nặng thừa
Béo phì có thể ức chế sự rụng trứng và làm thay đổi nồng độ các hoóc-môn. Hơn nữa, nó cũng dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tim và cao huyết áp. Vì vậy, béo phì cũng có tác động tiêu cực tới khả năng thụ thai và có thể dẫn tới các biến chứng trong thai kỳ. Hơn nữa, phụ nữ béo phì cũng ít khả năng thành công với việc điều trị vô sinh.

5. Tăng đủ cân
Chỉ số khối cơ thể BMI trong khoảng 18,5-24,9 được cho là bình thường và khỏe mạnh. Bất cứ ai có BMI < 18,5 thì đều được cho là quá gầy.

Phụ nữ quá gầy sẽ giảm đáng kể khả năng sinh sản vì ít có khả năng rụng trứng. Một số phụ nữ quá gầy còn bị mất kinh hoàn toàn, một số khác thì có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hiện tượng ra máu kinh hàng tháng không hoàn toàn có nghĩa là bạn có khả năng sinh sản tốt vì rất có thể ra máu kinh mà không rụng trứng.

6. Thử châm cứu
Tạp chí Fertility and Sterility số ra tháng 5/2006 đã đăng 2 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thụ thai tăng lên đáng kể ở những phụ nữ được điều trị bằng châm cứu kết hợp với thụ tinh ống nghiệm. Nghiên cứu đầu tiên cho thấy phụ nữ được điều trị bằng châm cứu tăng gấp 2 lần khả năng thụ thai thành công. Nghiên cứu thứ 2 chứng minh châm cứu trước khi cấy phôi giúp tăng 50% tỷ lệ đậu thai khi thụ tinh ống nghiệm.

7. Đi bộ 30 phút mỗi ngày
Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là một bài tập đơn giản, không tốn kém song lại giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và những bệnh có thể ảnh hưởng không tốt tới khả năng thụ thai cũng như các biến chứng trong thai kỳ. Hơn nữa, luyện tập đều đặn giúp duy trì trọng lượng cơ thể bình thường, tăng tuần hoàn máu tới khung xương chậu và các cơ quan sinh sản. Do đó, đi bộ đều đặn 30 mỗi ngày giúp tăng khả năng thụ thai thành công ở phụ nữ.

8. Vượt qua trầm cảm
Trong khi một số chuyên gia tin rằng trầm cảm không gây ra tình trạng vô sinh thì vượt qua trầm cảm lại có thể giúp tăng khả năng thụ thai.

Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường Y Harvard tiến hành đã cho thấy những phụ nữ tiến hành thụ tinh ống nghiệm song đồng thời cũng tham gia vào một chương trình kéo dài 10 tuần giúp cải thiện suy nghĩ đã tăng gấp 2 lần khả năng mang thai thành công.

9. Chế độ ăn lành mạnh
Để tối đa hóa cơ hội thụ thai và có thai kỳ khỏe mạnh thì phụ nữ nên ăn theo một chế độ ăn lành mạnh giàu ngũ cốc nguyên cám, đậu nành, rau, quả tươi, các loại hạt, dầu ăn có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, thịt nạc hay các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ…

Nguồn: http://www.mangthailandau.net/threads/2274-Nhung-dieu-phu-nu-nen-lam-de-mong-som-co-tin-vui-.html
Read more…

Bệnh Đau thắt lưng (back Pain)

1-Những điều "cấm", không được làm:

- Ngồi khom lưng :.Đầu cúi về phía trước, lưng cong lại khi đánh máy computer, hay cầm tay lái xe. Bắt buộc  phải ngồi thẳng lưng bất cứ lúc nào, đường thẳng của lưng và đường thẳng của mông và đùi phải là 90độ. Luôn ngồi sát mông vào ghế. Không ngồi nửa trong nửa ngoài ghế. Không ngồi ghế sofa mềm, vì sẽ tụt mông xuống nệm, người sẽ gập lại. Đứng dậy có thể thấy buốt một chân. Lái xe: phải chỉnh cái ghế cho thẳng góc, và phải độn thêm một cái gối ngay thắt lưng cho đẩy cái thắt lưng về phía trước. Không ngồi thoải mái, dựa ngửa ra sau, đê mê nghe nhạc, nghe đài để rồi đứng dậy không nổi!


- Nằm nệm mềm:  Tuy không cần nệm cứng quá, nhưng phải dùng loại nệm vừa phải, không lõm xuống khi ta nằm lên. Nằm 8 tiếng với cái lưng cong, thì nhất định sẽ đau nhức cả đời. Nếu chưa có dịp thay nệm, thì kiếm cái chăn mỏng nào, gấp lại, để dưới lưng.

- Nằm cong người: Cũng như ngồi cong lưng, nếu nằm cong người thì sẽ đau dài dài. Tuy nằm cong lưng thấy thoải mái, ấm áp hơn, nhất là được ... ôm ấp  dễ chịu, nhưng nếu nhớ đến cái cơn đau lưng hành hạ, thì nên đổi thế nằm ngửa, hai tay thả theo thân mình, dùng gối thấp, hoặc không gối thì tốt hơn. (Ngủ không gối, nằm thẳng là một kiểu Thiền đấy!) Mới nằm kiểu này thấy khó chịu, thiếu thiếu cái gì, nhưng tập riết rồi sẽ quen.

- Đứng lâu: Hầu như tất cả trọng lượng của con người dồn vào chỗ thắt lưng. Nặng bao nhiêu "pao" thì bấy nhiêu "pao" dồn vào cái thắt lưng hết. Nếu đứng lâu, trọng lượng của chính mình sẽ lại làm mình đau. Không nên đứng nhiều một chỗ, mà phải di chuyển đều đặn. Người đau nhiều, đứng rửa bát cũng đau.

- Chạy quá mạnh:  Tập chạy thì rất tốt cho cơ thể, nhưng với người đau lưng, chạy mạnh quá, sẽ làm các đốt xương dập vào nhau, gây thêm đau đớn. Chạy nhẹ nhàng, vừa phải thì rất tốt vì khiến các đốt xương chuyển động điều hòa, nhẹ nhàng, kích thích chất hoạt dịch tại các đầu xương làm êm dịu các cơn đau.

- Tập các thể gập người về phía trước: (đứng hay nằm). Người đã bị đau vì các khớp xương đã bị gập về trước, nay lại gập mạnh về phía trước nữa thì có khác gì tự mình bẻ cong thêm cái xương đã cong sẵn!

- Tập các thể yoga uốn xương sống: Không nên làm những động tác nào mà phải nghiêng mình lâu. Tập Yoga rất tốt nhưng không được tập các thế nào mà phải bẻ cong xương sống. Trong sinh hoạt thường ngay, không với tay và quẹo người qua một bên. Dĩ nhiên, không thể làm thợ sửa xe vì có nhiều thế bắt phải quẹo cả người. Những thế vẹo người, cúi người lâu sẽ bẻ xương sống mình thành một cái vòng cung và dần dần không thể thẳng lại được nữa. Nhiều người thợ cấy, thợ mộc đã phải đi khòm người cho đến suốt đời.

- Không cúi người để nhấc đồ nặng:  Nếu phải nhắc đồ vật nặng vài chục "pao" thì phải dùng bắp đùi, không dùng sống lưng mà nhắc vật lên. Nghĩa là giữ cho phần trên lưng vẫn thẳng góc với mặt đất, hai chân rùn xuống, dùng sức mạnh của bắp thịt đùi mà đứng lên. Không cúi cong người xuống, ráng nhấc cái gì lên... đôi khi xương sống kêu lên một tiếng "rắc" là đi đời nhà ma! Hết giấc mộng... yêu đương vĩnh viễn.

2-Những điều nên làm:

a-Vặn thắt lưng: Đứng thẳng, hai tay buông xuôi theo thân người. Hai chân thẳng về đằng trước. Từ từ xoay qua bên phải, hai tay "quăng" theo (không gồng bắp thịt, mà thả lỏng cho tay "quăng" đi) cho đến hết cỡ, không thể xoay được nữa thì ngưng lại 3 giây rồi "quăng" tay trở lại bên trái. Khi bắt đầu xoay, thì hít vào chầm chậm qua mũi, khi ngưng lại thì nén hơi, đếm 1,2,3. Nhớ là làm thật chậm, càng chậm càng tốt, để cho hít Oxy vào thật nhiều. Làm 10 lần mỗi bên. Hít sâu, nén hơi, rồi thở dài như thế tức là tập Khí Công (Khí = hơi thở, Công = tập luyện). Tất cả động tác hít thở đều làm qua mũi, không há mồm.

b-Xoay "hu-la-húp": Chắc mọi người, ai cũng từng nhìn thấy người chơi vòng gọi là hu-la-húp: người chơi để một cái vòng tròng ngay thắt lưng mình, rồi lắc sao cho cái vòng không rơi xuống chân. Người đau lưng cũng làm như vậy.  Hai tay chống hông. Lắc thắt lưng theo một vòng tròn như chơi "hu-la-húp", nghĩa là đẩy thắt lưng tới trước rồi tiếp tục lắc về phía bên trái theo vòng tròn, khi đến phía đàng sau, thì đẩy thắt lưng về phía sau, lại kéo qua bên phải rồi đẩy tới trước, cho đủ một vòng tròn. Làm chậm rãi. Trong khi xoay hu-la-húp như thế, thì cũng hít sâu, thở ra thật chậm. Nếu thấy giải thích như thế này còn khó hiểu thì nhờ người nào nhẩy hu-la-húp cho mình xem và bắt chước. Điều khác nhau là mình tập thật chậm trong khi nhẩy hu-la-húp thực thì lại rất nhanh. Lưu ý: trong khi xoay vòng như thế, để ý xem là có bị đau một bên không, nếu đau bên phải thì bớt xoay về bên phải mà xoay nhiều về bên trái. Nếu thấy đau bên trái, thì xoay ngược lại phía bên kia. Vì nếu thấy đau ở bên phải khi xoay, có nghĩa là có một đĩa sụn nào đó, lồi ra, chạm vào bên phải. Bây giờ, mình cử động nhiều về bên phải, thấy đau. Bởi vậy, mình phải bớt nghiêng về bên phải trong khi tập bên trái nhiều hơn, cho quân bằng lại.

c-Làm Giãn xương 1: Có vị bác sĩ khuyên  nên làm động tác giãn xương bằng cách nằm ngửa trên nệm, rồi tập trườn  người tới trước, như khi lính trườn người dưới giao thông hào để kéo giãn xương ra. Có trung tâm chuyên Kéo xương, cho người bệnh nằm lên giường, buộc tay chân người bệnh ra hai phía đầu và chân, rồi điều chỉnh mấy cái nút cho cơ thể người bệnh giãn ra (Người viết có lần hỏi thăm một bác sĩ Mỹ và được biết giá biểu là từ Ba (3) đến Năm (5) ngàn đô!) Riêng với người viết, phương pháp làm giãn xương rất rẻ: không tốn đồng nào! Đứng thẳng, chân dang ra vừa phải, hai bàn tay ngửa lên trời, để chồng lên nhau trước bụng. Vẫn để hai bàn tay chồng lên nhau, chầm chậm đưa hai tay lên trời nhưng trong khi đưa, từ từ úp hai lòng bàn tay xuống, rồi lộn ngược lên từ từ, sao cho hai lòng bàn tay lật ngửa lên trời khi hai bàn tay ở trên đầu. (Muốn làm cho đúng, tập trước bằng cách để hai bàn tay chồng lên nhau trước bụng rồi vặn qua vặn lại cùng lúc cả hai bàn tay. Sau khi thuộc rồi, thì áp dụng với hơi thở.) Dùng hết sức đẩy hai bàn tay ngửa đó lên cao TỐI ĐA, trong khi chân dính cứng vào sàn, thì các đốt xương dính vào nhau sẽ giãn ra. Phối hợp với hơi thở, khi bắt đầu thì hít vào thật chậm, khi đẩy tay lên cao thì thở ra. Khi đã thở hết ra rồi, thì từ từ vòng tay ra hai bên, tay phải qua bên phải, tay trái qua bên trái, vẽ thành một cái vòng tròn rộng ở hai bên hông. Khi tay xuống hết dưới thì từ từ thu lại cho hai bàn tay lại chồng ngửa lên  nhau, rồi tiếp tục lộn hai bàn tay úp xuống, lộn ra ngoài rồi đẩy lên trên... Làm ít nhất 10 lần buổi sáng, 10 lần buổi chiều. Vài ngày sẽ thấy hết đau lưng. Nhớ là không nhấc gót chân lên, phải dính cứng gót chân xuống mặt đất trong khi đẩy hai tay lên trời hết cỡ, như vậy xương mới giãn ra được.

d-Làm giãn xương 2: Đứng thẳng, hai bàn tay chồng vào nhau, cùng úp xuống mặt đất. Từ từ đẩy một tay xuống gần mặt đất, trong khi tay kia giơ thẳng lên đầu, cho hai tay cách xa nhau tối đa, một tay đi xuống, một tay đi lên, giống như là bắn cung vậy. Trong khi làm như vậy, thì hít vào thật chậm. Hết cỡ rồi, thì lại đổi tay, tay đang ở trên cao từ từ đẩy xuống, tay đang ở dưới đất thì kéo lên trên. Trong khi đổi tay, thì thở ra chầm chậm. Cũng kéo cho khoảng cách hai tay xa nhau tối đa để cho xương sống giãn ra tối đa.

e-Làm cân bằng lại xương: Đứng thẳng, hai tay để trước bụng. Từ từ kéo tay trái về phía sau lưng, trong khi đẩy tay phải về phía trước, và hít vào chầm chậm. Khi tay trước tay sau đã xa nhau hết cỡ thì lại từ từ đổi tay. Kéo tay trái về rồi đẩy ra trước, trong khi tay phải đẩy ra phía sau. Cũng làm hết cỡ và thở ra chầm chậm.g-Thiền công (Yoga) đứng: Chỉ làm thế này với người đau vừa phải, chưa mổ. Đứng thẳng, hai tay chống hông. Từ từ đẩy bụng ra phía trước, như uốn cây cung về phía trước, đỉnh cây cung là cái bụng ưỡn về phía trước. Trong khi đẩy bụng ra thì hít vào thật chậm. Giữ lại ở tư thế đó 30 giây, nín hơi cho khí Oxy dồn lại trong cơ thể. Từ từ thở ra, kéo bụng trở lại. Làm 5 lần.

h-Thiền công (Yoga) nằm: Nằm sấp. Hai tay để trên thắt lưng. Từ từ nhấc đầu lên, hai bàn chân cũng co lên, cẳng chân nhấc lên khỏi mặt đất, như cánh cung, mà đỉnh giữa cây cung là cái bụng dính trên mặt đất. Hít vào và nín hơi trong 30 giây. Từ từ hạ đầu và chân xuống, nghỉ 3 giây, rồi tiếp tục. Làm 5 lần. (Phụ nữ mang bầu, và các nguời phải mổ xương không làm được các thế về bụng.)

Nguồn ykhoa.net
Read more…

Cảnh giác với bệnh loạn thần sau sinh

 Lo lắng thái quá về thai kỳ là một biểu hiện lâm sàng của bệnh loạn thần.
Sau sinh nở, người mẹ rất dễ bị trầm cảm, không hứng thú chăm sóc con, nặng hơn sẽ nói nhảm, dễ bị kích động... Nguyên nhân là ở sự tác động của các thuốc kháng sinh dùng trong sản phụ khoa, thuốc đồng vận dopamine hoặc thiếu vitamin B12.

Sản phụ sau sinh thường có hội chứng mất ngủ, sa sút tinh thần thoáng qua khiến họ buồn và đau khổ. Có người lại dễ cáu bẳn hoặc bận tâm quá mức đến hình dáng cơ thể, ám ảnh lo con chết... Nghiêm trọng nhất là người mẹ có ý nghĩ hoang tưởng rằng đứa con không được sinh ra, hoặc chưa bao giờ hiện hữu và không đúng với giới tính được thông báo... dẫn đến giết con rồi hối hận, khủng hoảng tinh thần. Theo thống kê, 77,9 % phụ nữ sinh con đầu lòng có nguy cơ bị loạn thần cao gấp 35 lần so với những người sinh con dạ, tuổi khởi phát trung bình là 26,3. 

Nguyên nhân gây bệnh là sau sinh, người mẹ dùng thuốc giảm cân và các loại kháng sinh trong sản phụ khoa. Một số người có thể bị viêm tuyến giáp, thiếu vitamin B12, và mắc bệnh gangliosid GM2 - sự rối loạn nhiễm sắc thể.

Sau 7 ngày, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, cần đưa người mẹ đến ngay bệnh viện, nếu không họ có thể sẽ giết con hoặc tự hủy hoại cơ thể. Kết quả điều trị phụ thuộc hoàn toàn vào việc bệnh được phát hiện sớm hay muộn.

Để đề phòng bệnh loạn thần sau sinh, cần lưu ý một số biểu hiện lâm sàng ở người mẹ như sau:

- Lo lắng thái quá về thai kỳ, khí sắc không ổn định, cảm xúc buồn khổ, trầm cảm, than phiền nhiều về cơ thể, mệt mỏi.

- Đòi hỏi yêu sách đối với người thân.

- Đột ngột mê tín dị đoan.

- Thay đổi thói quen ăn uống hoặc ăn uống miễn cưỡng.

- Tránh sinh hoạt vợ chồng.

- Cường độ nôn mửa không bình thường, kéo dài dai dẳng.

- Thiếu sự quan tâm chăm sóc tình cảm cho người chồng hoặc gia đình.

(Nguồn: ykhoa.net)
Tham khảo thêm các bài viết có nội dung liên quan:http://suckhoeds.com/suc-khoe-dieu-ma-ban-quan-tam
Read more…

Những sai lầm chết người khi nêm gia vị, cần loại bỏ ngay

- Không chỉ ảnh hưởng đến độ thơm ngon của món ăn, những sai lầm khi nêm gia vị còn là mầm mống của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu
Mô tả ảnh.
Tránh ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu.
Các bà nội trợ có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn.Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy, tốt nhất là nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
Dùng mù tạt để ướp thực phẩm
Mù tạt vốn có tác dụng khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.
Ướp nước mắm vào nguyên liệu cho món hầm
Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình phân hủy nguyên liệu thuỷ làm nước mắm. Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin vì vậy chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm.
Nêm đường vào món ăn ở nhiệt độ cao
Đường vừa có tác dụng tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Nhưng khi nhiệt độ cao, đường sẽ dễ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, vị đắng làm mất đi độ thơm ngọt cũng như thẩm mỹ của món ăn. Vì vậy, đối với món kho hoặc chiên, rán chỉ để lửa 170 độ C - 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn.
Cho quế và hồi vào dầu ăn đang sôi
Mô tả ảnh.
Cho quế vào dầu ăn đang sôi sẽ làm thức ăn bị cháy khét.
Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng. Vì thế, cần lưu ý nếu dùng quế ở dạng cây, bạn nên cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Còn nếu dùng ở dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước.
Thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống
Bạn có thể đã nghe nói đến việc thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi. Mặc dù điều này đúng sự thật, nhưng nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ ống và thêm vào lượng calo không cần thiết. Thay vào đó, hãy giữ nước của bạn sôi liên tục để mỳ ống luôn di chuyển xung quanh và khuấy nó thường xuyên sẽ giúp cho mỳ không bị dính.
Sử dụng dầu ô liu khi nấu ăn
Bơ và bơ thực vật có nhiều chất béo có hại trong khi dầu ô liu lại chứa đầy đủ lượng chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, nhưng lại không tương đồng với lượng calo có trong lượng bơ tương ứng. Vì thế để đảm bảo lượng calo cần thiết thì bạn không nên sử dụng dầu ô liu trong khi nấu ăn.
Theo: phunutoday.vn
Read more…

Thói quen không ngờ gây nên bệnh ung thư

 Ung thư vô cùng nguy hiểm, có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này trong đó có những thói quen không ngờ gây nên...

Uống thức uống nhiều đường

Nước ngọt hay trà có nhiều đường và nước chanh – một trong những thức uống làm tăng lượng đường huyết – cũng gia tăng ung thư màng tử cung. Những loại thực phẩm này gây ra “sự tăng đột ngột lượng đường và insulin trong máu.
Lượng insulin liên tục tăng cao tạo ra môi trường cho ung thư màng tử cung phát triển”, Bender cho biết.
Thêm vào đó, nước ngọt dễ dẫn đến béo phi, chứng bệnh này gắn liền với nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư thực quản,nội mạc tử cung, thận, tuyến tụy, túi mật, và buồng trứng.

Thêm quá nhiều gia vị trong các món ăn

Hạt tiêu, quế, đinh hương, thì là, gừng và gia vị thiên nhiên khác vào quá nhiều khi chế biến thức ăn có thể gây ra biến dạng của các tế bào con người, dẫn đến sự hình thành của ung thư và nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đau họng, mệt mỏi...
Hơn nữa có thể gây ra cao huyết áp, viêm dạ dày ruột vag nhiều bệnh lý khác.

Ngủ gần điện thoại

Theo một kháo sát của các nhà khoa học người Anh, có tới 8/10 người thường xuyên đặt điện thoại di động bên cạnh lúc ngủ và một nửa trong số họ dùng điện thoại như một dụng cụ báo thức.
Tuy nhiên, đây thực sự là một thói quen tệ hại, bởi nó phá hỏng giấc ngủ và về lâu dài có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ và thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
Sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng rất lớn đến não. 
Nó có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt...
Sử dụng điện thoại thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não.
Nguồn: Soha.vn
Read more…

Sai lầm "chết người " khi sử dụng rau xanh

-  Rau là thực phẩm tốt không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhưng bạn đã biết cách ăn thế nào mới tốt cho sức khỏe?

sức khỏe, có thể bạn chưa biết, phụ nữ, làm đẹp, chiều cao
Rau là thực phẩm phổ biến nhưng bạn đã biết cách ăn thế nào mới tốt cho sức khỏe?
     

Nấu rau xong không ăn ngay

Mọi người thường nghĩ rằng, rau phải ăn nguội mới ngon nhưng không biết rằng, nếu để xào, luộc rồi ăn liền chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%.
Còn nếu bạn chế biến sẵn, chờ người thân về, đem lên bếp hâm lại thìvitamin mất đi tới 90%.
Như vậy có nghĩa là nếu rau để qua đêm thì giá trị dinh dưỡng trong rau là không còn, bạn không nên tiếc của mà hãy từ bỏ nó.

Luộc rau nhỏ lửa

Một số người khi luộc hoặc xào nấu rau thường để lửa nhỏ. Như vậy vitamin C và B1 sẽ tiêu tan nếu bị đun nấu lâu. Do đó, khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín.
Theo nhiều nghiên cứu, chút muối giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.
Không nên luộc nhừ rau quá bởi nhiệt độ làm mất vitamin trong rau. Nếu nấu canh cũng phải chờ nước sôi mới được cho rau vào.
Có một số loại như chưa chuột, cà chua, khi làm salad thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là khi nấu.

Thời gian xào nấu quá lâu

Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

Nguồn: phunutoday.vn
Tham khảo thêm các bài viết có nội dung liên quan:http://suckhoeds.com/suc-khoe-dieu-ma-ban-quan-tam
Read more…

Những sai lầm phổ biến khi ăn cà rốt

Cà rốt là một loại rau củ chứa rất nhiều vitamin A tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cà rốt rất dễ gây ngộ độc, nguyên nhân chủ yếu là do ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách.

Cà rốt vốn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng được rất nhiều người ưa dùng bởi trong cà rốt có chứa nhiều glucoza, chất lecithin, caroten, dầu thực vật, muối, sắt, canxi... đặc biệt chứa rất nhiều caroten.
Khi vào cơ thể nó được chuyển hóa thành vitamin A rất cần cho sự phát triển của cơ thể, giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên, một số thói quen ăn cà rốt không đúng cách sẽ khiến bạn rước họa vào thân, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm mà các gia đình rất hay mắc phải khi sử dụng cà rốt.

Ăn quá nhiều cà rốt
  
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết: “Nồng độ chất nitrate có nhiều trong cà rốt.
Khi ăn nhiều và lâu ngày sẽ gây methemoglobin ở trẻ nhỏ, biến đổi hemoglobine thành methemoglobine quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, đưa đến tăng methemoglobine máu, làm bệnh nhân tím tái, khó thở, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời”.
Cũng theo bác sĩ Tiến, “bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng cần dinh dưỡng đúng cách và đa dạng.
Nếu muốn bổ sung dưỡng chất cho các bé, phụ huynh nên đưa bé đi khám sức khoẻ trước để xem tình trạng ra sao, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có những chỉ định bổ sung dưỡng chất hợp lý”.

Ăn lâu dài, liên tục

Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...
Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy, tốt hơn hết nên ăn đúng liều lượng cần thiết.
Trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt, mỗi bữa nên ăn khoảng 50g (nửa củ to hoặc một củ nhỏ).
Khi ăn nếu có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói… nên ngưng ngay và nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán có phải đã bị ngộ độc.

Rửa sạch, ăn cả vỏ

Trong cà rốt còn có nhiều dưỡng chất giá trị khác như canxi, sắt, magiê, axít folic, kali, sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Nhiều người còn có thói quen, mua cà rốt về chỉ cần rửa sạch, không cần gọt vỏ để giữ nguyên chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Tuy nhiên, thuốc diệt côn trùng còn sót lại trên vỏ chính là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc.
  
TS.BS Lê Thị Phương Dung (Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) khuyên: “Chọn mua những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và trơn láng. Cà rốt có màu cam càng đậm càng chứa nhiều betacarotene.
Cắt bỏ cành, lá càng sớm càng tốt vì chúng sẽ rút đi vitamin, muối khoáng và nước từ phần củ. Điều quan trọng là phải biết cách sử dụng hợp lý để tận dụng được tối đa những mặt lợi và hạn chế mặt hại của cà rốt”.

Ăn cà rốt sống tốt hơn
Thông thường, nhiều người quan niệm, cà rốt cũng giống như những thực phẩm khác ăn sống mới có thể hấp thu được hết dưỡng chất.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Cà rốt nấu chín lại đem lại nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Để lấy được nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên dùng loại tươi nhất và đã qua đun nấu, tốt nhất là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu, mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn.

Nguồn:Soha.vn
Read more…

Hai bài thuốc chữa đau đầu kinh niên từ cây cải cúc

Vì cải cúc có tình mát, có vị ngọt nên là món ăn ưa chuộng của rất nhiều người mắc bệnh đau đầu kinh niên. Đã có rất nhiều người bị đau đầu mãn tính tin dùng cải cúc để trị bệnh.

Rau cải cúc còn có tên gọi khác là cúc tần ô, rau cúc, rau tần ô. Tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí.
Cải cúc có công hiệu chữa trị ho lâu ngày , làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt , thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng , viêm phế quản …
Vì cải cúc có tình mát, có vị ngọt nên là món ăn ưa chuộng của rất nhiều người mắc bệnh đau đầu kinh niên. Đã có rất nhiều người bị đau đầu mãn tính tin dùng cải cúc để trị bệnh.
Chúng tôi xin giới thiệu 2 bài thuốc phổ biến nhất sử dụng rau cải cúc dành cho những người mắc bệnh đau đầu.
Đặc biệt, nếu bạn mắc bệnh đau đầu quanh năm thì vào những thời điểm không đúng mùa rau cải cúc, có thể sử dụng cải cúc phơi khô cũng có công dụng và dược tính tương tự như rau cải cúc tươi.
Cải cúc sử dụng làm thuốc nhớ chọn những cây già, đã có hoa vì loại này có nhiều dược tính nhất và dễ bảo quản. Không nên cắt bỏ rễ của cải cúc.
2 bài thuốc chữa đau đầu kinh niên cực hay từ cải cúc

Bài 1: Cải cúc điều trị bệnh đau đầu kinh niên

 Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này.Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).

Bài 2: Cải cúc trị đau đầu cho bà bầu

Rau cải cúc là thực phẩm an toàn giúp bà bầu chữa đau đầu.
Uống 10 - 15g nước rau cải cúc đã sắc. Nếu không thuyên giảm thì kết hợp đắt lá như hướng dẫn bên dưới.Dùng một nắm lá cải cúc hơ nóng đắp lên hai bên thái dương và 

Nguồn: Soha.vn

Read more…

Tê tay - dấu hiêu 4 bệnh nguy hiểm

Nếu cảm giác tê tay xuất hiện với tần suất liên tục, điều đó chứng tỏ cơ thể bạn đang có vấn đề.
Tê tay là biểu hiện quen thuộc xuất hiện ở rất nhiều người. Tuy nhiên, theo Sina, nếu cảm giác này liên tục tái phát có thể bạn đang mắc một trong bốn căn bệnh sau:


Bệnh lý đốt sống cổ

Bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên và một trong các triệu chứng đặc trưng là ngón tay bị tê cứng.
Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi cũng sớm mắc căn bệnh này, đặc biệt ở những người ngồi nhiều, ít vận động, tư thế ngồi không đúng, hay thường xuyên cúi đầu sử dụng máy vi tính hoặc điện thoại.
Tư thế sai trong một thời gian dài sẽ gây nên các bệnh lý như viêm đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống, phần đệm giữa các đốt sống bị tăng sinh hay phì đại…
Khi các đốt sống bị biến dạng sẽ chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên ở vùng cổ gáy, đây là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác tê ở tay và các ngón.
Bệnh còn có thêm các triệu chứng khác như vùng cơ ở cổ, vai gáy đau nhức, hai cánh tay tê hoặc sức vận động kém. Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác tình trạng căn bệnh.

Thiếu máu não cục bộ

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngón tay bị tê, thường gặp ở người lớn tuổi. Đặc biệt nếu bạn cảm thấy một bên cơ thể có cảm giác tê bì, hãy nghĩ đến căn bệnh này.
Thông thường bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến trong thời gian ngắn, đi kèm với các biểu hiện tay chân mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng.
Nếu xuất hiện triệu chứng trên, bạn cần được kiểm tra toàn diện để phát hiện những nguy cơ tiềm tàng gây hại cho mạch máu não.

Tiểu đường

Tình trạng tiểu đường nặng sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng tê bì tay chân.
Nếu không được chữa trị phù hợp, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Khi mắc bệnh, bạn cần lưu ý khống chế lượng đường trong mức quy định, bổ sung thêm các loại vitamin, phối hợp sử dụng dược phẩm cải thiện tuần hoàn máu. Khi đó, hiện tượng tê bì tay chân sẽ dần biến mất.

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Khi có dấu hiệu các ngón tay tê bì, đau nhức, khó vận động, cơn tê xuất hiện đều ở hai tay, rất có thể bạn đã bị viêm dây thần kinh ngoại biên.
Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên biểu hiện lâm sàng cũng rất đa dạng. Nếu viêm dây thần kinh do trúng độc, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức.
Nếu bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và trao đổi chất, cảm giác tê bì, khó cử động sẽ rõ rệt hơn. Bệnh tình thường diễn biến chậm, hồi phục khó khăn.

Nguồn:soha.vn
Tham khảo thêm các bài viết có nội dung liên quanhttp://suckhoeds.com/suc-khoe-dieu-ma-ban-quan-tam:
Read more…

Bệnh dại vẫn là nỗi lo của nhiều người


 - Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Việt Nam có gần nửa triệu người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại. Trước đây, số người chết do lên cơn dại khoảng 300-500 trường hợp/năm.


Nguồn truyền bệnh dại chủ yếu do chó. Việt Nam có khoảng hơn 12 triệu con trong khi tỷ lệ chó được tiêm phòng chỉ dại chỉ đạt trên 40%. Mặc dù đã có thuốc chống dại nhưng số người chết vẫn cao, đặc biệt người dân chưa biết cách phòng chữa đúng cách.

Những năm gần đây, số người bị súc vật cắn tuy đã giảm song vẫn cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền của nhân dân. Năm 2002 có 60 trường hợp tử vong. Bệnh dại gây tổn thất lớn về kinh tế. Năm 2002, có trên 630.000 người phải đi tiêm chủng. Nếu tính trung bình mỗi người đi tiêm phải cho phí 100.000 đồng thì số tiền phải chi lên tới 64 tỷ đồng, đó là chưa kể 60 trường hợp tử vong. 6 tháng đầu năm 2003, cả nước có 6 người chết do bị chó dại cắn.

Vật vã, đau đớn, xùi bọp mép... là những biểu hiện của người lên cơn do bị súc vật dại cắn. Nhất là vào mùa hè, tình hình dịch bệnh càng tăng cao. Bệnh dại xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong đó Đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ phổ biến hơn cả.

Bệnh dại do một loại virus hướng thần kinh từ chó, mèo, chuột mang mầm bệnh truyền sang cho người qua vết cắn, cào cấu hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước dãi từ con bệnh. Hiên nay, bệnh dại không có thuốc điều trị, khi đã lên cơn dại, nguy cơ tử vong là 100%. Ở Việt Nam, chó nhà nuôi là nguồn truyền dại cho người nhiều nhất (khoảng gần 97%). Trong nước dãi của súc vật bị bệnh dại mang virus dại truyền sang người qua vết cắn, vết cào, vết xước, rách trên da...

Triệu chứng của bệnh biểu hiện ở 2 thể: thể điên cuồng và thể bại liệt. Thể điên cuồng: thời kỳ đầu vật nuôi có biểu hiện bứt rứt, hung dữ hoặc vui mừng. Sang thời kỳ kích thích, con vật chạy lung tung, hỗn loạn, có khi vồ bóng, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, gặp gì cũng cắn. Thể bại liệt: con vật nằm ì trong bóng tối, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra, chảy nước dãi, liệt dần và chết.

Theo TS. Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Thường trực dự án Phòng chống dại, Bộ Y tế, ''tất cả các tháng trong năm đều có thể mắc bệnh dại không trừ mùa hè. Nếu chẳng may bị chó cắn, người bệnh nên rửa vết thương nhiều lần bằng xà phòng đặc, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch rồi dùng cồn sát trùng vết thương. Ngay sau đó, người bệnh cần đi tiêm phòng vaccine hoặc huyết thanh kháng dịch. Tuyệt đối không được xoa ớt, liếc dao lên vết thương hoặc uống các loại thuốc nam khác''.

Đến nay, cả nước có 3 cơ sở sản xuất vaccine phòng dại đó là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Vaccine Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM. Hiện Việt Nam đang sử dụng vaccine chống dại Fuenzalida sản xuất từ mô não động vật. Loại thuốc này không đắt lại đảm bảo về chất lượng và độ an toàn, có thể gây phản ứng phụ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm.

Bên cạnh sử dụng vaccine chống dại, một số trường hợp cần kết hợp với huyết thanh nếu khi cắn người, súc vật đã có biểu hiện dại, vết cắn gần thần kinh trung ương, bộ phận sinh dục...

Mục đích của việc sử dụng huyết thanh kháng dại là tăng hiệu quả tiêm vaccine dại. Trong trường hợp bị súc vật cắn nặng, vết cắn gần thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh ngắn (7-35 ngày) huyết thanh kháng dại có tác dụng kéo dài thời gian ủ bệnh để có đủ thời gian sản sinh ra kháng thể chủ động do tiêm vaccine; dùng huyết thanh càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu chỉ tiêm huyết thanh thì không phòng được bệnh dại. Tiêm phối hợp với huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại sẽ ngăn chặn bệnh dại đạt hiệu quả cao.

Nguồn:ykhoa.net
Read more…

Những món ăn khoái khẩu nguy hiểm nên từ bỏ

 Tiết canh, gỏi sống, dưa cà muối xổi, nem chua,... được xem là những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, chính những món ăn này lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm chết người.

Tiết canh

Tiết canh là món ăn được rất nhiều người Việt Nam ưa thích. Nhưng món khoái khẩu này cũng gây ra không ít vụ ngộ độc, thậm chí chết người.

Hình ảnh: 8 món ăn khoái khẩu nguy hiểm nên từ bỏ số 1
Tiết canh bản chất là tiết sống mang rất nhiều mầm bệnh, nếu con vật mắc bệnh thì nguồn tiết chắc chắc cũng chứa các sinh vật gây bệnh. Các bệnh dễ gặp khi ăn tiết canh là liên cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, giun, sán... Cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe là không ăn các loại tiết canh.

Dưa, cà muối xổi

Dưa cà muối là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Nếu biết cách sử dụng món ăn này đúng lúc, đúng thời điểm, nó sẽ giúp ích cho cơ thể, còn không sẽ có tác dụng ngược lại.Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Trong môi trường muối dưa, vi khuẩn gây bệnh sống được khoảng 9 giờ, các ký sinh trùng không sống được quá 10 ngày. Dưa cà muối xổi sẽ không thể kìm sự phát triển của vi khuẩn có hại.

 Khi rau được muối chua thì hàm lượng nitrit sẽ tăng cao trong một vài ngày đầu do vi sinh vật chuyển hoá nitrat trong rau thành nitrit. Khi đưa sản phẩm dưa cà muối vào cơ thể, axít trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động với các amin từ các thực phẩm khác như cá, thịt… để tạo thành hợp chất Nitrosamine. Hợp chất này có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, hàm lượng nitrit sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã được muối chua vàng và tăng cao trở lại khi dưa bị khú. Vậy nên tránh ăn dưa, cà muối khi còn cay hay ăn dưa đã bị khú. 

Các món gỏi, tái
Hình ảnh: 8 món ăn khoái khẩu nguy hiểm nên từ bỏ số 3

Các loại gỏi, tái sống ẩn chứa nhiều nguy cơ khôn lường, nhất là nguy cơ gây nhiễm sán lá gan nhỏ, dẫn đến tắc mật, sỏi hoặc ung thư đường mật, viêm phúc mạc, ung thư gan… Đây là những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Hơn thế nữa, nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chế biến tái sống cũng rất dễ mắc phải.

Các loại côn trùng như bọ xít, nhộng ve

Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu, đuông dừa… từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh trùng, nấm độc bám vào rất nguy hiểm, người ăn phải có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn, hôn mê. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

 Hơn nữa, côn trùng (nhất là nhộng) có chứa một số chất gây dị ứng khiến không ít người ăn xong bị dị ứng, nhất là với những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng.

Cá nóc biển
Hình ảnh: 8 món ăn khoái khẩu nguy hiểm nên từ bỏ số 5

Cá nóc nổi tiếng là loài cá cực độc, nhưng không ít người trên thế giới vẫn liều ăn để phải trả giá bằng cả tính mạng. Loài cá này có thể gây chết người hơn 1.200 lần so với chất gây chết người xianua. Độc tố quá nguy hiểm mà chỉ cần lượng nhỏ cũng gây chết người. Giá một đĩa cá đã qua chế biến có thể lên tới 200 USD. Tại Mỹ, những người thợ mổ cá bao giờ cũng phải có kinh nghiệm 2-3 năm. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không nên sử dụng thịt cá nóc.

Nem chua

Cũng giống như gỏi sống, nem chua được làm từ thịt động vật, được chế biến sống mà không qua công đoạn nấu chín. Đặc biệt, nếu công đoạn chế biến nem chua không tuân thủ đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng chứa nhiều hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.

 Ngoài nguy cơ ngộ độc thực phẩm còn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh như: bệnh giun xoắn, bệnh liên cầu khuẩn lợn… vì vậy, bạn nên suy nghĩ cẩn trọng trước khi lựa chọn món ăn này.

 Ngộ độc sắn, măng tươi

Ngộ độc sắn và măng tươi chính là ngộ độc cyanid có trong sắn và măng tươi, còn gọi là axít hydrocyanic. Người bị ngộ độc sắn và măng tươi do rửa và ngâm sắn không kỹ, ăn cả vỏ hoặc luộc sắn còn cả vỏ, hoặc ăn măng tươi mà không qua quá trình ngâm luộc, hoặc uống nước luộc măng bị ngộ độc nặng. 

Thường gặp ngộ độc sắn và măng tươi ở vùng sâu, vùng xa. Ngộ độc nặng hơn ở trẻ em, người suy dinh dưỡng đặc biệt là ăn sắn khi đói và ăn nhiều.Vì vậy, không ăn sắn, măng tươi khi đói. Khi ăn sắn, măng tươi nên gọt vỏ, ngâm nước và luộc kỹ.

Nguồn: saoonline.vn
Tham khảo thêm các bài viết có nội dung liên quan: http://suckhoeds.com/suc-khoe-dieu-ma-ban-quan-tam
Read more…

Thảo dược thiên nhiên chữa đau bụng kinh

Cây ích mẫu, ngải cứu, hương phụ... là những dược liệu quý giúp giảm đau bụng "ngày đèn đỏ" hữu hiệu.

Bụng đau quằn quại, mỏi nhừ các cơ, lưng, vai, đôi lúc ói mửa... là những triệu chứng của bệnh đau bụng kinh. Để giải quyết những hội chứng khó nói này, nhiều bạn nữ sử dụng thuốc Tây không hợp lý dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Dưới đây là một số thảo dược tự nhiên tốt cho việc giảm đau bụng kinh mà bạn có thể dùng.
Cây ích mẫu: ích mẫu có vị đắng, tính mát, tác dụng hoạt huyết khử ứ, sinh tân, điều kinh, lợi thủy, được dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, kinh ra quá nhiều... Hạt ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh.
Cây ngải cứu: ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, cầm máu. Ngải cứu được dùng để trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, người mệt mỏi...
mam-4852-1414739067.jpg
Trong thành phần mầm đậu nành có chứa nhiều protein và đặc biệt là một chất tương tự như kích thích nội tiết tố nữ estrogen. 
Hương phụ: Có vị cay, hơi đắng, ngọt, vào một kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Hương phụ thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở. 
Hồng hoa: Có vị cay, ấm vào hai kinh tâm và can, có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai chết lưu. Trong đông y, hồng hoa chữa kinh nguyệt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, bệnh kinh nguyệt xấu, bệnh mất kinh (amenorrhee), bệnh khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng.
Tinh chất mầm đậu nành: Trong thành phần mầm đậu nành có chứa nhiều protein và đặc biệt là một chất tương tự như kích thích nội tiết tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh giá trị tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, đó là chất isoflavones hay còn được mệnh danh là estrogen thảo mộc. Isoflavone trong đậu nành có khả năng phòng chống những bệnh như: loãng xương, tăng huyết áp, tim mạch, chứng tăng cholesterol trong máu, một số bệnh ung thư và các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như: viêm âm đạo, rong kinh, bốc hỏa, mất ngủ, giảm trí nhớ, nhức đầu, lo âu, cáu gắt...
Ngoài việc sử dụng các thảo dược trên, gần đây, một số nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng các thực phẩm ít chất béo và nhiều xơ như rau, đậu cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Bạn cũng nên sử dụng thêm vitamin E (có nhiều trong mầm ngũ cốc, giá, rau xanh, dầu hướng dương), uống thêm sữa đậu nành và hạn chế ăn những loại thức ăn gây khó tiêu, nặng bụng, trướng bụng sẽ khiến các cơn đau bụng kinh nhiều hơn.
Nguồn:vnexpress.net
Read more…

2 tuyệt chiêu để giải độc cơ thể cực đơn giản bạn cần biết

Chướng bụng, da dễ nổi mụn, sạm đen... là một trong những dấu hiệu cơ thể bạn tích lũy chất độc quá nhiều. Làm thế nào để giải độc? 

sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, giải độc cơ thể, hoa quả
2 tuyệt chiêu để giải độc cơ thể cực đơn giản bạn cần biết.
Bạn thấy cơ thể mệt mỏi, làn da xuất hiện nhiều vết nám, da mẩn ngứa, nổi mụn nhọt, táo bón, tăng cân, hơi thở có mùi? Đây là những dấu hiệu báo cho bạn biết đã đến lúc cần giải độc cho cơ thể. 

Ăn điểm tâm với măng tây

Măng tây có chứa prebiotics và các chế phẩm sinh học khác nên có thể duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa, giúp nó làm việc đúng cách. Ngoài ra, măng tây rất giàu chất xơ, có thể giúp tiêu thụ chất béo, hỗ trợ đào thải chất độc khỏi cơ thể. Chị em nào mong muốn có vòng eo thon thả thì đừng quên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày nhé!
Thưởng thức bữa sáng với măng tây hấp thịt nạc sẽ là một lựa chọn tốt để khởi đầu ngày mới!

 Các loại trà thanh nhiệt

Trà xanh đã được sử dụng qua hàng nghìn năm vì lợi ích sức khỏe vượt trội. Đây là lý do tại sao trà vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay đặc biệt là ở châu Á. Hãy uống một tách trà mỗi ngày, kết hợp chanh với trà thanh nhiệt sẽ làm tăng gấp đôi tác dụng giải độc.
Ngoài ra, thêm một chút trà xanh vào nước ép trái cây cũng giúp làm tăng hiệu quả và cung cấp thêm lượng chất chống oxy hóa. Loại nước uống này cũng giúp tăng tốc độ trao đổi chất, tăng lượng kali và chất xơ, đồng thời hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên. Nó phát huy tác dụng đặc biệt với những người nghiện rượu, những người không có chế độ ăn uống giải độc thích hợp hoặc bị hóa chất độc hại tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Nguồn:  phunutoday.vn
Tham khảo thêm các bài viết có nội dung liên quan:http://suckhoeds.com/suc-khoe-dieu-ma-ban-quan-tam:
Read more…

Tác hại "rùng mình" của ớt không phải ai cũng biết

Ớt là một trong những gia vị phổ biến nhất trên thế giới, giúp bữa ăn thêm ngon miệng. Ớt còn có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa bệnh. Tuy vậy, ăn ớt quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Thậm chí, các chuyên gia y tế còn khuyên một số người không nên ăn ớt.

1. Những công dụng ít người biết của quả ớt
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nếu ăn cay vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi. Khi ăn ớt, vị cay kích thích thần kinh vị giác để được chuyền lên não bộ. Não bộ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, giãn mạch cục bộ, tăng tiết nước bọt, hắt hơi. Để giảm cảm giác đau nóng của ớt, não bộ tiết ra một chất giảm đau là endorphin. Với nồng độ cao, chất này gây cảm giác thoải mái. Người ghiền ớt đã quen với cảm giác này, bữa ăn thiếu ớt sẽ mất ngon.
Quả ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra acid chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét. Tuy nhiên, những người hay ợ chua thì không nên dùng ớt, vì điều này có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.                                                Tác hại &quot;rùng mình&quot; của ớt không phải ai cũng biết
Giảm cân
Thành phần chất cay của ớt (chất capsaicin) tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo, đốt cháy nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn.
Ngoài ra, chất này còn giúp làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no và nhờ đó giúp giảm cân. Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo
Giảm đau
Chất capsaicin dồi dào trong ớt kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một móc-phin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt cho những người bị viêm khớp mãn tính và ung thư.
Ngừa tai biến tim mạch
Nghiên cứu cho thấy, ớt chứa các hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch. Ngoài ra, ớt cũng giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh  

              Tác hại &quot;rùng mình&quot; của ớt không phải ai cũng biết 2
Tăng sức đề kháng
Đối với những bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay là “thuốc ngừa” hiệu quả.
2. Tác hại khi ăn quá nhiều ớt
Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng nếu ăn nhiều ớt quá thì lại có hại.
Ăn ớt nhiều và ớt quá cay có thể gây bỏng ở miệng, lở miệng, có thể nổi mụn nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu có cảm giác nóng rát ở hậu môn..., nên cũng có thể gọi là gây "nóng trong người". Vì vậy, nếu ăn ớt thì nên vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.
Ăn nhiều ớt cay cũng ảnh hưởng đến dạ dày: có thể gây viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ớt cay cũng có thể kích thích khởi phát cơn đau viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó.
Có một số nghiên cứu khoa học cho biết, việc sử dụng nhiều ớt và kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Cần lưu ý với bột ớt đỏ, nếu bị nhuộm màu có thể chứa Sudan là chất gây ung thư.
Bột ớt hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa chất alfatoxin có khả năng gây ngộ độc và ung thư. Tuy ớt chứa hàm lượng vitamin C phong phú, betacarotene tốt cho sức khỏe, có một số công dụng kích thích tiêu hóa, khẩu vị, nhưng không phải người nào cũng có thể dùng, nhất là những người có hội chứng đại tràng kích thích thì nên hạn chế ăn ớt cay, những người viêm hay loét dạ dày - tá tràng nên hạn chế ớt tối đa, vì vị cay của ớt có hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương dạ dày.
Nguồn:soha.vn
Tham khảo thêm các bài viết có nội dung liên quan:http://suckhoeds.com/suc-khoe-dieu-ma-ban-quan-tam
Read more…

Công dụng tuyệt vời của rau mồng tơi không phải ai cũng biết

Rau mồng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mồng tơi thì ít ai biết.

Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Tác dụng chữa bệnh của mồng tơi được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục” của Đào Hoằng Cảnh (456 - 536) như sau: “chủ hoạt trung, tán nhiệt” (thông lợi đường tiêu hóa, giải nhiệt). Thời xưa, mồng tơi không được sử dụng để làm rau ăn. Mãi về sau này khi các nghiên cứu hiện đại cho thấy, thành phần dinh dưỡng của mồng tơi cũng rất phong phú, thì người ta mới bắt đầu sử dụng để làm rau ăn.
Theo Đông y: rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.
Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
Thanh nhiệt, giải độc
Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua… Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần
Trị táo bón
Ăn rau mồng tơi hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông.
Trị tiểu buốt
Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
Trị bệnh trĩ
Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Chữa chảy máu cam do huyết nhiệt
Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
Trị đầy bụng
Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Nguồn: soha.vn
Read more…

10 căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh

Cảm lạnh, viêm họng hay đau khớp là những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải vào mùa đông.

1. Cảm lạnh
Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa.
Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.
10 căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh
Ảnh minh họa.
2. Viêm họng
Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.
Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.
3. Bệnh hen, suyễn
Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng của bệnh hen, suyễn như khó thở. Những người bị hen, suyễn đặc biệt phải chú ý giữ sức khỏe vào mùa đông.
Trong những ngày lạnh giá, bạn nên ở trong nhà thì tốt hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy quàng một chiếc khăn qua mũi và miệng để giữ ấm.
4. Norovirus
Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột trong vòng 12 – 48 giờ sau khi phơi nhiễm với norovirus. Đa số mọi người sẽ khỏe lại trong vòng một hoặc hai ngày và bệnh không có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, mặc dù khi bệnh, người bệnh bị mất nước và có thể phải nhập viện. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và những nơi như khách sạn hay trường học. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất.
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy thì việc quan trọng đầu tiên là phải bổ sung nhiều nước để ngăn chặn sự mất nước.
5. Đau khớp
Nhiều bệnh nhân viêm khớp cho biết, các khớp của họ trở nên đau nhức hơn vào mùa đông. Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.
10 căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh
Ảnh minh họa.
6. Hạ thân nhiệt
Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa.
Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.
7. Đau tim
Bệnh đau tim thường gặp vào mùa đông. Đó có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể.
Trong trường hợp này, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng vào khoảng 21 độ C, luôn giữ ấm cho cơ thể khi đi ngủ hay khi ra ngoài, luôn đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.
10 căn bệnh dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh
Ảnh minh họa.
8. Tê cóng
Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.
Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.
Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại.
Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen.
Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.
9. Da khô
Da khô là chứng bệnh thường gặp và trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông, khi độ ẩm môi trường thấp.
Do vậy, việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết. Thời điểm tốt nhất để bôi chất dưỡng ẩm lên da là sau tắm khi da vẫn còn ẩm và bôi thêm lần nữa khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nhớ tắm nước ấm thay vì nước quá nóng. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da khô và gây ngứa da.
10. Cúm
Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là những người ở độ tuổi từ 65 trở lên và người bị tiểu đường, thận.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là sử dụng vacxin phòng cúm (hoặc thuốc xịt mũi cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi).

Nguồn: Ngoisao.vn 
Tham khảo thêm các bài viết có nội dung liên quan: http://suckhoeds.com/suc-khoe-dieu-ma-ban-quan-tam
Read more…