Hoàn cảnh thương tâm của người bán xổ số dạo

Thấy cảnh thương tâm quá các bạn ạ, so dep hom nay chia sẻ với mọi người một hoàn cảnh của người phụ nữ bán vè số dạo, nuôi con nhỏ. Gia đình đâu ? cũng vì cuộc sống mưu sinh, mọi người đều có mái ấm gia đình, con nhỏ thì có cha có mẹ và được đến trường cùng bạn bè tung tăng nô đùa. Nghĩ mà xót xa quá các bạn à. Nếu hàng ngày các bạn có chơi lô đề thì hãy nghĩ đến những hoàn cảnh khó khăn của bao con người đang bán vé dạo. Hãy mua vé số để ủng hộ họ nhé.
so dep hom nay, dien dan xo so
Xót xa cảnh người đàn bà dắt con bán rong xổ số
Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh. Nhưng ý chí của con người là không giới hạn. Giống như câu chuyện của người phụ nữ bán rong xổ số thuộc chi nhánh xổ số miền nam trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Người dân nơi đây chắc chẳng còn lạ lẫm với hình ảnh người phụ nữ gầy guộc, đen đúa, tay trái dắt đứa lớn, tay phải cầm tập vé số, lưng thì địu đứa nhỏ. Nhiều lúc 2 đứa bé lả đi vì mệt chị lại dắt 2 con vào bóng dâm tiếp nước rồi đi tiếp.
Chị tên Nguyễn Thi Bé, mồ côi bố mẹ, đến năm 14 tuổi chị lang thang lên Sài Gòn kiếm việc, xin làm tại công ty may. Năm 20 tuổi, chị dắt 2 con bỏ đi sau những năm tháng bị người chồng hờ đánh đập thậm tệ. Phải nghỉ làm sinh con, sinh xong quay lại công ty không nhận nữa. Rơi vào bế tắc, nhưng thương con chị quyết không đầu hàng số phận, chị chuyển sang bán rong xổ số.
Lang thang bán vé số có những lần bị công an bắt vì nghi chị lợi dụng bọn trẻ để lấy lòng thương của mọi người. Nhưng chị nghẹn ngào….”Có ai muốn con chịu nắng mưa lang thang ngoài đường đâu?!! Tôi dù chịu khổ đến mấy cũng được nhưng nghèo quá không có tiền gửi con mới đành lòng phải dắt con theo”.
Rồi một trưa nọ khi mấy mẹ con đang ngồi gốc cây ăn bánh mì thì đứa con gái lớn nghịch cào một tấm vé số ra. Thấy vậy chị mắng con vài câu nhưng nhìn con nhếc nhác phải theo mình lang thang nên thôi. Chị bấm bụng thôi coi như hôm nay chơi thử vậy. Đến chiều đi về chị lấy tờ vé số ra soi kết quả xổ số thì bất ngờ khi mình trúng thưởng. Dường như ông trời thương cho số phận của chị, chị cảm thấy cuộc đời chị như bắt đầu sáng hơn, như thắp lên hy vọng cho 2 đứa con của chị.
soi cau lo, soi cau lo de

Với số tiền thưởng, chị trang trải lại cuôc sống, chị chích ra một ít đi làm tự thiện và giúp đỡ những người lang thang giống chị trước đây.
Bạn thấy không, những nỗ lực luôn được đền đáp, chỉ là nó đến sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác thôi. Tin vào cuộc sống và tiếp tục cố gắng hơn nữa nhé.

Read more…

Giá vàng tiếp tục tăng sau phiên điều trần thứ 2 của chủ tịch Fed

Chủ tịch Fed cho biết ngân hàng trung ương sẽ không vội vàng trong việc giảm quy mô bảng cân đối ngân sách.


Giá vàng giao ngay trên Kitco lúc 6h17 là 1.289,8 USD/ounce. Trong phiên giao dịch, có lúc giá vàng lên cao nhất ở 1.294,1 USD/ounce sau đó giảm xuống mức thấp nhất là 1.287,5 USD/ounce.

Theo số liệu sơ bộ của Reuters, giá vàng giao tháng 6 giảm 1,2 USD/ounce xuống 1.287,7 USD/ounce với khối lượng giao dịch ngang với mức trung bình 30 ngày.

Giá vàng cũng được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị leo thang khi các phần tử ly khai thân Nga ở khu vực đông Ukraine đã phớt lờ lời kêu gọi của Tổng thống Vladimir Putin trì hoãn cuộc trưng cầu dân ý.

Tuy nhiên, giá vàng lại chịu áp lực bởi lực mua kỹ thuật và USD tăng giá sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ không thay đổi chính sách trong thời gian này nhưng đánh tiếng có thể nới lỏng tiền tệ trong cuộc họp chính sách tháng 6.

Giới phân tích cho biết, khả năng giá vàng giữ vững ở mức giá 100 ngày gần 1,285 USD/ounce đã kích thích hoạt động mua vàng.

Cục Dự trữ Liên bang cho biết, sẽ không vội vàng quyết định quy mô bảng cân đối ngân sách nhưng có thể sẽ mất vài năm để thực hiện nếu quy mô cuối cùng giảm xuống mức trước khủng hoảng.

Ngoài ra, bạc giảm 0,8% xuống 19,15 USD/ounce, bạch kim tăng 0,5% lên 1.436 USD/ounce, palladium tăng 0,7% lên 801,25 USD/ounce.

Nguồn Theo DVO/ Reuters
Read more…

Hàng tỷ đô la đang trực chờ đổ vào BĐS: Thị trường vào “cuộc chơi” mới?

Thị trường đang dần “tan băng” đó cũng là lúc các đại gia địa ốc đua nhau đổ tiền vào BĐS, thậm chí mới đây những số vốn công bố đầu tư lên đến cả tỷ USD.


Cục diện thị trường đang thay đổi

Trong khi những nhận định về sự “tan băng” thị trường đang được đưa ra thì các đại gia địa ốc đã sẵn sàng bỏ hàng tỷ USD để đầu tư vào các dự án BĐS, mua lại các dự án “hấp hối” thực hiện chiến lược tái cấu trúc công ty.

Mới đây, khi Novaland công bố đầu tư 3.000 tỷ đồng để mua và hợp tác đối với 3 dự án BĐS tại Tp.HCM khiến giới đầu tư bất ngờ. Đến nay, tại buổi lễ công bố cất nóc Sunrise City –Central Towers, và công bố kết quả kinh doanh quý 1 vào sáng 8/5 cho thấy kết quả kinh doanh khá khả quan. Cụ thể, Glaxy 9 và Lexington có tốc độ bán nhanh nhất lần lượt đạt 200 căn trong 2 tháng và 500 căn trong 4 tháng, ngoài ra Sunrise City cũng đã bán được 1600 căn, Tropic Garden 350 căn và The Prince Residence 200 căn.

Những thống kê, dự báo của Bộ Xây dựng gần đây cho thấy thị trường BĐS đang có những dấu hiệu khởi sắc, chính thức “tan băng” và bắt đầu bước vào sự hồi phục. Qua những con số có thể nhìn thấy như số lượng giao dịch BĐS ở 2 Tp.HCM đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể tại Hà Nội 4 tháng đầu năm có tới 2.300 giao dịch thành công và con số này tại Tp.HCM là 1.300 giao dịch, dư nợ tín dụng cho vay BĐS cũng tăng lên trông thấy với con số hơn 266.000 tỷ đồng tăng 1,8% so với cuối 2013 xấp xỉ bằng con số 270.000 tỷ thời đỉnh điểm 2011… Điều này chứng tỏ, nhu cầu về BĐS tăng lên rõ rệt.

Ông Phan Thành Huy, TGĐ của Novaland tin rằng thị trường BĐS đang khởi sắc, bằng những thay đổi trong Nghị quyết 02 của Chính phủ tiếp tục hỗ trợ thị trường, ông tin thị trường năm 2014 sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn.

Chu kỳ mới này dường như đang ngấm dần vào thị trường khi hàng loạt những cái tên còn khá mới mẻ đang dần lộ diện. Phải chăng đó cũng là những tín hiệu cho thấy một “cuộc chơi” mới trên thị trường đang bắt đầu xuất hiện.

Và “cuộc chơi” mới

Câu chuyện đó có lẽ đang thể hiện khá rõ nét trên thị trường khi mới đây hàng loạt các dự án đổi chủ, thay máu. Những kế hoạch đầu tư “khủng” đang hình thành như Vingroup với danh mục 13 dự án quy mô 2.500ha đất trên cả nước, FLC group công bố đầu tư 5.000 tỷ vào khu du lịch tại Thanh Hóa, CEO group vừa công bố triển khai dự án resort 4.500 tỷ ở Phú Quốc, Lotte khởi động dự án 2 tỷ USD ở Thủ Thiêm, 1 tập đoàn xi măng của Đài Loan đang rục rịch chuẩn bị cho dự án 1 tỷ đô ở Quảng Ninh,…

Không dừng lại ở đó, ngày 8/5 Công ty Cổ phần Tổ chức Nhà Quốc gia (National Housing Ozganization – N.H.O) cũng tuyên bố chính thức đầu tư, triển khai 14 dự án tại: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Huế, Quảng Ngãi và An Giang.

Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án lên đến con số 20.612 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) với tổng quỹ đất là 230 ha. Trong số 14 dự án này, Khu đô thị phức hợp ở quận Bình Chánh (TP.HCM) có quỹ đất lớn nhất lên đến con số 79 ha và có tổng mức đầu tư lên đến con số 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án Khu đô thị Tây Sông Hậu (An Giang), với quỹ đất ước tính là 51,25 ha được kì vọng sẽ là dự án đô thị ven sông lớn nhất miền Tây từ trước đến nay.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết N.H.O là công ty liên doanh giữa công ty Cổ phần TAG và Công ty TNHH NIBC Investment và là một trong những công ty tiên phong đi đầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án nhà thu nhập trung bình thấp tại Việt Nam.

Ông chủ tịch của N.H.O cho rằng quyết định đầu tư vào 14 dự án trên chính là việc mà ông đã khẳng định với Bộ Xây dựng mới đây là sẽ cung ứng ra thị trường 100.000 căn hộ trong vòng 10 năm tới. Bước đi nhỏ đầu tiên ông đã thực hiện là mới đây đã bàn giao 420 căn hộ Nest Home tại Đà Nẵng, và cam kết đầu tư 1000 tỷ đồng xây 2.200 căn hộ tại thị trường này.

Được biết, N.H.O có tham vọng xây dựng nên những công trình với chất lượng tốt, thiết kế đẹp nhưng giá cả lại hợp túi tiền của đại đa số người dân. First Home (quận 12) đang triển khai dự kiến bàn giao nhà vào tháng 6 năm 2015. Một số dự án khác sẽ khởi công trong năm nay như First Home Đà Nẵng (tháng 10/2014), First Home Bình Dương (tháng 8/2014) First Home An Giang (tháng 05/2014).

Ông Phạm Đức Toản, Giám đốc Công ty BĐS EZ Việt Nam nhận định: “2014 là năm bản lề cho thị trường BĐS, thị trường bước sang trang mới sáng sủa hơn. Tôi nghĩ sau khủng hoảng sẽ có môt bộ phận mới sẽ tham gia thị trường. Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ rút khỏi BĐS bởi họ buộc phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành, và thay vào đó là những thành phần mới, mạnh về tài chính.”

Kiều Thuật

Theo Trí Thức Trẻ
Read more…

Nguyên phó giám đốc SeABank Bình Định đầu thú

Sau gần 2 tuần bị phát lệnh truy nã, tối qua 7-5, ông Lê Nguyễn Phúc Huy, nguyên Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeA Bank) Chi nhánh Bình Định đã ra đầu thú.


Trước đó, Lê Nguyễn Phúc Huy (34 tuổi, trú tại hẻm số 55 đường Ngô Mây, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã bị Công an Bình Định phát lệnh truy nã toàn quốc về hành vi“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Theo hồ sơ vụ án, lấy lý do cần tiền đáo hạn cho khách đến vay tiền ở Ngân hàng SeABank Chi nhánh Bình Định, từ ngày 28-05-2013 đến ngày 12-07-2013, Huy đã vay tiền của hai cá nhân là bà Nguyễn Thị Thu Hường (53 tuổi, ở đường Ngô Trọng Thiên, TP.Quy Nhơn) số tiền 680 triệuđồngvà bà Nguyễn Thị Bích Liên (ngụ đường Trần Văn Ơn, TP.Quy Nhơn) số tiền 850 triệu đồng.

Sau khi vay được tiền, Huy không trả nợ mà ngày 17-7-2013 Huy gửi đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động với Ngân hàng (lý do gia đình chuyển nơi ở) rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Ngày 22-4-2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an Bình Định đã ra lệnh truy nã Lê Nguyễn Phúc Huy về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.


Theo Xuân Vinh

Tuổi trẻ
Read more…

Osin Hà Nội: Lương tối thiểu 2,7 triệu, phải có bảo hiểm

Nghị định số 27 của Chính phủ quy định, mức lương bao gồm cả chi phí ăn, ở của người giúp việc sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Osin Hà Nội: Lương tối thiểu 2,7 triệu, phải có bảo hiểm


Người sử dụng lao động cũng phải trả tiền tương đương với tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế cho người giúp việc.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo các mức vùng 1 là 2,7 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 2,4 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,1 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,9 triệu đồng/tháng.

Người sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hàng tháng của người lao động (nếu có), nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động.

Như vậy, các quận và nhiều huyện của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng; thành phố Biên Hòa và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai; thành phố Thủ Dầu Một và một số huyện thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mức lương tối thiểu trả cho người giúp việc là 2,7 triệu đồng/tháng (tương đương lương tối thiểu vùng 1).

Nghị định cũng quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.

Đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi do hai bên thoả thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng nói rõ thời gian làm việc đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần. Thời gian làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố trí được thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày. Thời điểm nghỉ do hai bên thoả thuận.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.

Thời gian thử việc cũng do hai bên tự thỏa thuận nhưng không được quá sáu ngày làm việc.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/5. Người sử dụng lao động đang thuê mướn lao động giúp việc gia đình trước ngày nghị định có hiệu lực thì phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng mới và thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động.

Theo Hạnh Nguyên
Vietnamnet
Read more…

Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế

“Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai”

          Ông Trần Hoàng Ngân

“Với mức tăng CPI 3 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,8%, trong đó CPI tháng 3/2014 đã giảm mạnh so với tháng trước cho thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát và Chính phủ cần có một gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận.

Nhìn mức tăng của CPI quý 1 năm nay, có ý kiến cho rằng đó là tín hiệu tốt của nền kinh tế, ý kiến khác thì nhận định ngược lại. Còn ý kiến của ông?

Tính chung 3 tháng đầu năm 2014, CPI tăng thấp nhất trong hàng chục năm nay với mức tăng 0,8% so với tháng 12/2013, tăng 4,39% so với tháng 3/2013, còn CPI tháng 3/2014 đã âm 0,44%. 

Tất nhiên, việc CPI tháng 3 giảm không có gì đặc biệt, bởi điều này nằm trong quy luật chung hàng năm, khi vào những tháng giữa năm (tháng 3, 4, 5) CPI thường giảm thấp.

Điều đáng lưu ý là mức giảm năm nay nhiều hơn. Nhìn lại năm 2013, CPI tăng 6,04%, nhưng đóng góp tăng chủ yếu là do chính sách, do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình (+23,51%) và dịch vụ giáo dục (tăng 12,82%). 

Vì vậy có thể thấy, sức cầu đang giảm mạnh, nhất là khu vực nông thôn do nông dân thua lỗ trong sản xuất nông nghiệp và thiên tai dịch bệnh.

Cùng đó, CPI giảm mạnh trong bối cảnh sức khỏe doanh nghiệp chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Với tín dụng nền kinh tế, 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, đến tháng 3 mới đạt 0,12% trong khi mục tiêu đặt ra cho cả năm tăng 12% - 14%. Mặc dù cung tiền M2 vẫn tăng 3,56% so với đầu năm, lãi suất giảm mạnh, huy động vốn vẫn tăng 2,7% so với đầu năm, thanh khoản hệ thống ngân hàng tốt...

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng đầu năm ước tính đạt 701,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ 2013, loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%, tuy cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước nhưng vẫn ở mức thấp. 

Về chỉ số tồn kho, trong 3 tháng đầu năm không giảm mà tăng cao với mức 13,4% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn những con số đó để thấy rằng, nếu duy trì tình hình như hiện nay thì nền kinh tế khó có thể phát triển mạnh và ổn định trong thời gian tới.

Nhưng ít nhất, chúng ta cũng thấy dễ thở hơn khi giá cả không tăng?

Đúng là như vậy. Khi lạm phát giảm tốc, chúng ta cảm thấy dễ thở hơn trong chi tiêu, nhưng nếu giảm sâu thì không phải là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế, vì lạm phát thường được ví như dầu bôi trơn cho sự vận hành của cỗ máy kinh tế. Nếu trong thời gian tới không có việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và học phí, thì chỉ số CPI sẽ giảm rất mạnh. 

Theo tôi, không còn nghi ngờ gì nữa về việc nền kinh tế đã có dấu hiệu thiểu phát. Sức mua giảm mạnh, tồn kho cao, doanh nghiệp hạn chế vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất mà chủ yếu là duy trì hiện tại, thất nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng.

Theo ông, CPI quý 1 vừa qua tăng thấp do điều hành hay đó là sự rơi tự do?

Tôi được biết, Tổng cục Thống kê khi đánh giá một số yếu tố chính tác động đến CPI quý 1/2014 có đưa ra 3 lý do. 

Thứ nhất là lượng nông sản trên thị trường dồi dào. Thứ hai là các ngành chức năng và địa phương thực hiện tốt việc dự trữ hàng hóa, bình ổn giá. Thứ ba là sản xuất còn gặp khó khăn và sức mua của thị trường thấp.

Như vậy, nguyên nhân chính là do điều hành, rất tích cực trong kiềm chế lạm phát. Song, lạm phát giảm lúc này có hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, trong đó, tôi lo về mặt tiêu cực nhiều hơn. 

Vì thế, thời điểm này Chính phủ cần tính tới gói hỗ trợ kinh tế thông qua kích cầu, để sớm cải thiện tình hình và ổn định lạm phát trong tương lai. Nếu không chú ý đến nông nghiệp - nông dân thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lại trong tương lai vì thiếu nguồn cung, nông dân đang rất khó khăn.

Ông có thấy lo lắng về việc tính toán kích cầu không cẩn trọng, lạm phát sẽ bùng phát trở lại như đã từng xảy ra với gói kích cầu năm 2009?

Chúng ta từng có kinh nghiệm và cũng đã rút được các bài học sau khi triển khai gói kích cầu vào năm 2009, nên theo tôi cũng không cần phải quá lo lắng về điều này. 

Thực tế thời gian qua, Chính phủ vẫn đã và đang thực hiện kích cầu dưới nhiều cách khác nhau như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân; các ngân hàng đã từng bước hạ lãi suất...

Dù vậy, tôi cho rằng vẫn cần một gói hỗ trợ kinh tế mang tính quy mô và đồng bộ hơn, tổng giá trị bao nhiêu sẽ do các cơ quan liên quan tính toán cụ thể. Theo đó, tập trung vào 4 nội dung chính. 

Thứ nhất là hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nông dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh thời gian qua. Tôi muốn nhấn mạnh, việc hỗ trợ vào khu vực này sẽ đạt được nhiều mục tiêu như tăng tổng cầu, đảm bảo an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát... 

Thứ hai là hỗ trợ lãi suất dưới 5% để cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp như: tái canh, chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao... 

Thứ ba là hỗ trợ tài chính và cơ chế để giúp các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã vay với lãi suất cao trước đây kéo giảm xuống dưới 10%. 

Thứ tư là hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình diện chính sách: gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Cùng với việc triển khai gói này, cần phải khẩn trương xem xét, tổng kết bước đầu về gói hỗ trợ nhà ở xã hội 30 nghìn tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả hơn và khả thi hơn, tính đến việc dành nhiều ưu tiên hơn nữa cho xây nhà ở xã hội cho người lao động thuê vì họ không có khả năng mua.
Theo Đoàn Trần
VnEconomy
Read more…

Giá điện sẽ tăng trong 1 - 2 tháng tới?

Với việc từ ngày 1/1/2014, giá than cho điện đã được điều chỉnh theo giá thị trường với mức tăng từ 4-10%, thì việc tăng giá điện là khó tránh khỏi trong 1- 2 tháng tới.

Thông tư 12/2014/TT-BCT của Bộ Công thương vừa ban hành về quy định tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân là một văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, đối với trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 7% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN sẽ phải trình Bộ Công thương xem xét, chấp thuận phương án điều chỉnh giá bán điện. 

Với mức điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ngoài phạm vi khung giá quy định, EVN phải báo cáo Bộ Công thương và Bộ Công thương (sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính) sẽ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, với phạm vi điều chỉnh tăng từ dưới 7%, EVN được quyền tự thực hiện điều chỉnh giá bán điện và phải công bố công khai thông tin điều chỉnh giá điện.
Theo các chuyên gia kinh tế, với những quy định này, cùng với việc từ ngày 1/1/2014, giá than cho điện đã được điều chỉnh theo giá thị trường với mức tăng từ 4-10%, thì việc tăng giá điện là khó tránh khỏi trong 1- 2 tháng tới.

Theo kế hoạch năm 2014, EVN đặt mục tiêu Tập đoàn sản xuất kinh doanh điện có lãi và giá bán điện bình quân tăng lên 1.533,09 đồng/kWh, tức tăng ít nhất 34 đồng/kWh so với mức giá hiện hành. Mức tăng giá điện mà EVN dự kiến cũng nằm trong khung giá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạ Quyết định 2165/2013/ QĐ – TTg cho phéo khung giá bán lẻ điện nawem 2013 – 2015 tăng lên mức 1.835 đồng/kWh.

Khi giá điện – đầu vào của mọi ngành sản xuất tăng sẽ có tác động lớn đến CPI của nền kinh tế. Ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã dự báo, nếu năm 2014, giá điện tăng khoảng 11% như bình quân mức tăng giá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì chỉ số CPI toàn nền kinh tế khoảng trên 0,3%.

Theo Hải Quỳnh

Báo Giao thông vận tải
Read more…

Doanh nghiệp xin tăng giá nước

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa gửi văn bản kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận lộ trình tăng giá nước giai đoạn 2014-2018.


Theo Sawaco, do tổng mức đầu tư các dự án phát triển mạng lưới đường ống cấp nước khá lớn nên cần tăng giá nước để bù đắp chi phí.

Sawaco đưa ra ba phương án như sau: Phương án 1, dùng vốn ngân sách TP đầu tư các dự án phát triển mạng lưới đường ống cấp 1 và cho vay không lấy lãi để đầu tư mạng lưới cấp 2. Với phương án này, giá nước bình quân là 10.663 đồng/m3 năm 2014 và tăng lên 13.163 đồng/m3 vào năm 2018.

Phương án 2 là vay vốn ODA ưu đãi để đầu tư cho các dự án phát triển mạng lưới đường ống cấp 1 và 2 với thời hạn vay 25 năm. Với cách làm này, giá nước sẽ tăng 183 đồng/m3 so với phương án 1. Còn phương án 3 là vay vốn lãi suất 11,4%/năm từ các ngân hàng thương mại để thực hiện đầu tư, khi đó giá nước sẽ tăng 1.178 đồng/m3 so với phương án 1.

Theo Nguyễn Ngoãn
Pháp luật TPHCM
Read more…

Sinh viên sắp ra trường và nỗi ám ảnh việc làm

Khi còn con nít, chúng ta vô tư vui đùa, chẳng màng tới chuyện gì và cũng chẳng bao giờ kéo chuyện hôm trước tới hôm sau.

Khi bước chân vào Cổng trường Đại Học, ta dần học được cách tự lập về mặt tinnh thần.Chúng ta đã học được cách tự lo liệu mọi thứ trừ chuyện kiếm tiền. Thế nhưng việc học hành, việc duy trì các mối quan hệ, việc giải quyết chuyện này chuyện kia, việc học hành thi cử, việc sống sao cho người khác ko xem thường, sống sao cho đẹp tình đẹp nghĩa,...cả khối chuyện phải lo, phải nghĩ, phải tính. Đôi khi ta còn có chút thời gian rỉ rê với bạn bè, nói chuyện với người này người kia.


Rồi khoảnh khắc ta sắp bước chân ra đường đời, sắp xa giảng đường lớp học. Tự nhiên ta thấy buồn buồn, ta thấy lo lo, ta thấy sợ sợ. Ta bị ám ảnh vì chuyện cơm áo gạo tiền những lúc bố mẹ ta túng thiếu, những lúc đứa này kêu tao kiếm được việc rồi, lương cũng kha khá, nó có tiền trả nợ cho bố mẹ nó rồi. Ta bị ám ảnh bởi, nhỏ này chẳng xinh đẹp gì mà lại có anh người yêu đẹp trai, nhà giàu, mới đó mà nó xin được việc rồi. Đứa kia học hành chẳng ra gì thế mà lại kiếm được ngon mà nhàn,... ta bị ám ảnh đủ thứ, và giờ ta sợ khi phải ra trường, khi bắt gặp người quen với câu đầu môi : Ra trường rồi ah, có việc làm chưa... Học trường đó ngon thế mà ko xin đc việc ah... Thế thì đừng đi học , đi làm công nhân có phải đỡ phí hơn ko, ...Ôi đủ thứ. Ta ngán ngẩm quá.. 

Ta- vốn dĩ cũng đâu phải cái kiểu mọt sách đến mực chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ và học đâu. Ta cũng đi đây đi đó, làm này làm nọ, quen người này người kia, ta cũng cố gắng thay đổi cái này cái kia, để mong cho mình tốt hơn trước. Ta cố gắng học cách đối nhân xử thế, ta học cách thể hiện tác phong chuyên nghiệp, ta học cách vượt qua các đợt phỏng vấn. Ta cũng đã có chút kinh nghiệm dắt bên lưng quần chuẩn bị cho cái khoảnh khắc bước ra trường. Nhưng.... ta vẫn sợ. Vì vốn dĩ ta rất mỏng manh, ta dễ bị tổn thương, ta yếu đuối,, nhưng học cách mạnh mẽ ta ko làm được. Ta đã trăn trở về điều này rất nhiều. Chính lý do này làm cho ta trở nên như vậy.

Nghĩ, biết bao dự định ta hứa với bố mẹ khi ta ra trường, ta còn cả một sổ nợ ngân hàng to đùng đó ra, ta còn mấy đứa em cần ta chu cấp khi tình trạng bố mẹ ta đã không còn khỏe, cần được nghỉ ngơi. Ta đã hào hứng thế nào khi bước vào lựa chọn cho mình cái nghề đó, ta cũng thích nó cơ mà. Nhưng thời gian này, cái nghề đó nó khó " gặm " lắm. Lương thì chẳng bao nhiêu, khả năng đào thải lại quá lớn, áp lực từ nhiều phía, không làm không được, mà không cẩn thận là không còn ai tin mình. Ta cảm thấy có chút gì đó gọi là nản. Mà ko phải nán mà là quá nản. Ta thiết nghĩ, hay là làm đại cái nghề khác cũng được, nhưng ta thích cái nghề mà ta chọn, làm nghề khác ta không ưng. Người đời có câu : nghề chọn mình chứ mình không có chọn được nghề. Biết trước cái nghề không lo đủ cho ta, huống gì cho những người thân thương bên cạnh. Ta thoáng lung lay...

Rồi đây, ta cần một chỗ dựa, ta có bố mẹ, ta có anh em, nhưng ta ko muốn họ bị kéo vào nỗi lo của ta, bạn bè ta nó cũng nhiều nỗi lo lắm như ta vậy. 

Giờ đây ta cần lắm đôi vai lớn cho ta dựa vào, che chở cho ta, mang ta ra khỏi nỗi lo ám ảnh này, cần lắm...

Read more…

Thủ tướng chỉ đạo bơm thêm tiền ra thị trường

Trước thực tế các chỉ số kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Thủ tướng chỉ đạo bơm thêm tiền ra thị trường

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2014, sáng 1/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, trong 4 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, xuất khẩu, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta đạt kết quả cao hơn trong quý 2 và các quý tiếp theo.

Cụ thể là các bộ, ngành quản lý có thể điều hành nền kinh tế theo hướng kiểm soát lạm phát ở mức 6% hoặc dưới 6%, duy trì tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, trong 3 tháng qua, nền kinh tế vẫn có một số hạn chế, trong đó đáng chú ý là tổng cầu vẫn tăng chậm.

Thủ tướng chỉ đạo, trong khi kinh tế vĩ mô ổn định thì cần phải tăng tổng cầu lên để thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên, trong thời gian qua do tín dụng tăng thấp và giải ngân châm nên tổng cầu tăng chậm theo.

“Tôi đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải tăng tín dụng lên, đưa thêm tiền ra nhưng phải trải đều ra, không để dồn vào các tháng cuối năm, đặc biệt là phải gắn với chất lượng tín dụng, giải quyết nợ xấu”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương quan tâm đến tăng tổng cầu đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, vốn đối ứng, công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó là vấn đề nợ xấu hiện vẫn còn nặng nề, cần tiếp tục xử lý. 

Theo Thủ tướng, dù Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực, song nhìn cung doanh nghiệp tiếp cận vốn vẫn còn khó khăn.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận, hiện lãi suất mới đã khá thấp nhưng các khoản vay cũ vẫn còn 15 - 19%, còn rất nặng nề và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “có cách nào tháo gỡ không?”.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành quan tâm đến giá nông sản, gia cầm, cá, nhất là giá lúa vì hiện nay đang quá thấp. Bộ Công Thương nhân rộng mô hình bình ổn giá không dùng ngân sách, Bộ Tài chính kiểm soát giá, công bố kết quả kiểm tra giá sữa…

Trước đó, theo cập nhật từ Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trong quý 1/2014, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 7,7 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và không cho lạm phát tăng cao.

Theo Từ Nguyên
Vneconomy
Read more…

Kiến nghị giải ngân nhanh gói 30.000 tỉ đồng

Ngày 31-3, đoàn Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có chuyến đi thực tế dự án nhà ở xã hội HQC Plaza (đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Tại đây, ông Trương Anh Tuấn, chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Hoàng Quân (chủ đầu tư dự án HQC Plaza) gửi nhiều kiến nghị hỗ trợ tiếp cho dự án.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đi thực tế kiểm tra tiến độ dự án nhà ở xã hội HQC Plaza - Ảnh Đình Dân

Cụ thể, Hoàng Quân đề xuất UBND TP.HCM hoàn trả lại số tiền sử dụng đất của dự án này mà chủ đầu tư đã đóng trước đó là 23 tỉ đồng. Nguyên nhân Hoàng Quân đưa ra là để có thêm vốn bỏ vào dự án giúp hạ giá thành sản phẩm, giảm bớt khó khăn cho chủ đầu tư. Công ty Hoàng Quân đề xuất được cấn trừ số tiền này vào tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. 

“Việc giải ngân của khách hàng đang chậm so với tiến độ của dự án. Trong khi đó ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho dự án số tiền 540 tỉ đồng trong gói 30.000 tỉ và vốn tự có của chủ đầu tư khoảng 350 tỉ đồng. Với tổng số tiền này chưa đủ để đầu tư hoàn thành việc thi công xây dựng và hoàn thành dự án. Vì vậy chúng tôi kiến nghị các cấp thẩm quyền xem xét có chính sách tài trợ tiếp nguồn vốn từ gói 30.000 tỉ để hỗ trợ chủ đầu tư”, ông Tuấn trình bày.

Ngoài ra chủ đầu tư cũng kiến nghị giải ngân nhanh gói 30.000 tỉ cho khách mua nhà để khách hàng trả tiền đúng tiến độ dự án. Sở Xây dựng TP.HCM trong thời gian chờ cơ quan thẩm quyền phê duyệt giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội (theo quy định phải hoàn thành công trình) cho phép chủ đầu tư được bán căn hộ theo giá tạm tính của Sở xây dựng là 12,8 triệu đồng/m2 và cho áp dụng giá bán này ngay khi hoàn thành phần móng.
Dự án HQC Plaza là dự án đầu tiên tại TP.HCM được phép chuyển đổi từ 1.060 căn nhà ở thương mại sang 1.735 căn nhà ở xã hội.
Với bốn block chung cư cao 23-24 tầng, diện tích mỗi căn hộ từ 59-69m2 tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là 1.500 tỉ đồng, dự án đã được chấp thuận cho vay số tiền 540 tỉ đồng từ gói 30.000 tỉ (đến nay đã giải ngân được 186 tỉ).
Theo báo cáo của chủ đầu tư đến nay dự án đã hoàn thành bê tông sàn ba của hai block HQ1, HQ2. Block HQ4 đã hoàn thành móng, block HQ3 đang hoàn thiện bê tông móng. Chủ đầu tư đang bỏ ra nhiều nỗ lực để bán sản phẩm cho lực lượng cán bộ công chức và người dân thu nhập thấp.

Theo  ĐÌNH DÂN
Tuổi Trẻ
Read more…

Chuyên gia Nhật: Giá nhà đất ở Hà Nội là quá cao

Thu nhập của người dân Việt Nam kém người Nhật Bản 31 lần nhưng giá đất ở các vùng ngoại ô của Hà Nội là tương đương Tokyo.

Trong cuộc Hội thảo "Khởi tạo động lực tăng trưởng mới: Tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI - nội địa" ngày 26-3, ông Kenichi Ohno, Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản so sánh: Giá đất khu vực phố cổ Hà Nội là thấp hơn của Ginza, nơi giá đất cao nhất tại Nhật Bản, hay Kabukicho, khu vực giải trí nổi tiếng của Tokyo. Nhưng giá đất phố cổ Hà Nội lại lớn hơn nhiều so với Hongo, Shirokanedai hay Idibashi, những nơi được xem là trung tâm Tokyo.

Vì giá bất động sản ở Việt Nam không phù hợp nên người dân không thể mua được chứ không phải dân thiếu tiền hay không có nhu cầu

Theo vị chuyên gia người Nhật, nhìn chung, các quận như Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ và Cầu Giấy có giá đất tương tự như Koto-ku và Sugynami-ku (mất thời gian là 30 phút đi đến quận kinh doanh trung tâm Tokyo) hay thành phố Tachikawa và thành phố Hino (trong vòng 1 giờ đi đến quận kinh doanh trung tâm).

"Kết quả này thật đáng ngạc nhiên khi khoảng cách thu nhập giữa hai nước là rất lớn. Sử dụng tỉ giá danh nghĩa chuyển đổi, trong năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản là cao hơn của Việt Nam 31 lần" - ông Kenichi Ohno nói.

Điều đó có nghĩa là, so với thu nhập, số tiền cần có để thực hiện giao dịch và lợi nhuận (hoặc thua lỗ) từ các giao dịch đất đai đối với người dân Hà Nội lớn hơn  so với người dân Tokyo 31 lần.

Ông Kenichi Ohno cũng bày tỏ: Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người Việt Nam quan tâm nhiều tới việc mua bán bất động sản ngay lập tức hơn là việc phải đầu tư dài hạn để có được kỹ năng, công nghệ và quản trị kinh doanh. Thật khó để có thể thúc đẩy công nghiệp hóa hoặc nâng cao giá trị sáng tạo trong nước trong điều kiện như thế.

Khi trả lời báo giới về tình trạng "đóng băng" của bất động sản, chuyên gia kinh tế TS Alan Phan cho rằng: Nếu nhìn thuần túy theo góc độ thị trường, lý do duy nhất khiến bất động sản trì trệ là vì giá bán không phù hợp túi tiền người mua. Giá nhà đất hiện quá cao. So với thu nhập trung bình của người dân, hiện giá nhà đất đang cao gấp 25 lần. Trong khi đó, ở các nước khác, mức tối đa về giá chỉ cao gấp khoảng 7-8 lần thu nhập trung bình. Vì giá bất động sản ở Việt Nam không phù hợp nên người dân không thể mua được chứ không phải dân thiếu tiền hay không có nhu cầu.

Giá nhà đất cũng là một trong sáu nghịch lí của thị trường bất động sản Việt Nam mà GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường từng "điểm mặt". Theo GS Đặng Hùng Võ, giá nhà ở trung bình cao gấp 25 lần thu nhập trung bình năm của người lao động (trong khi ở các nước khác tỷ lệ này là 2 - 4 lần), nếu người lao động tiết kiệm được 25% thu nhập thì cũng phải 100 năm sau mới mua được nhà. Đến nay, tỷ lệ này đã giảm ở mức 10 lần trong khu vực nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.

Theo Lương Bằng
Báo Hải Quan
Read more…

T.S Lê Xuân Nghĩa: Sắp tới còn có gói tín dụng cho BĐS “khủng” hơn 50.000 tỷ

Theo tính toán tổng vốn tín dụng ngành xây dựng cần khoảng 700.000 đến 800.000 tỷ, với gói 50.000 tỷ, thậm chí 100.000 tỷ hay 120.000 tỷ đến 200.000 tỷ vẫn còn quá bé nhỏ.

T.S Lê Xuân Nghĩa: Sắp tới còn có gói tín dụng cho BĐS “khủng” hơn 50.000 tỷ

Chiều 25/3/2014, tại trụ sở Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) diễn ra buổi họp báo về phát triển thị trường ngành xây dựng chuyên nghiệp do VNCB phối hợp với Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức. Chủ đề được quan tâm đó là một gói sản phẩm tín dụng mà VNCB triển khai cùng với một số ngân hàng khác nhằm hỗ trợ cho thị trường BĐS và vật liệu xây dựng đang rất được dư luận, cộng đồng DN quan tâm,…

Tại Hội nghị, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng mục tiêu, chức năng, cách thức,…như thế nào thì các nhà thiết kế gói tín dụng này đã nói rõ, câu chuyện còn lại là thực thi thế nào. Ông lấy ví dụ cụ thể ở dự án Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 trước đây các nhà thầu rất e ngại lại giống như dự án đường HCM, nhà thầu nợ tiền ngân hàng,…sau đó, VNCB và BIDV đã liên kết với nhau để tạo thành tổ hợp cung ứng vốn và VLXD thì các nhà thầu hoàn toàn an tâm và tốc độ thi công của dự án được đẩy lên rất nhanh. Tới đây sẽ mở rộng mô hình này đến các công trình dân dụng, dự án đô thị, nhà ở,…để tháo gỡ những khó khăn đó.

Bên lề Hội nghị, trao đổi với báo chí T.S Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đây là mô hình liên kết rất tốt, đã có những hiệu quả nhất định. Sắp tới đây còn có những chương trình còn lớn hơn chương trình này.

Ông có đánh giá gì về mô hình chuỗi liên kết với gói tín dụng 50.000 tỷ đồng mà VNCB cùng phối hợp với các đối tác đưa ra?

T.S Lê Xuân Nghĩa: Theo tôi với mô hình này, các ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát được dòng vốn. Chủ đầu tư có tiền để trả cho Nhà thầu và Nhà thầu cũng có tiền để trả cho các nhà cung ứng vật liệu xây dựng. Các công trình sẽ triển khai tốt hơn.

Hiện nay các ngân hàng mới cam kết số tín dụng là 50.000 tỷ, liệu con số này có là ảo?

T.S Lê Xuân Nghĩa: Thực ra đây là con số tín dụng do các ngân hàng tính toán. Tổng tín dụng cho ngành xây dựng ở thời điểm hiện tại khoảng 700.000 -800.000 tỷ đồng gì đó, thì con số 50.000 tỷ, 100.000 tỷ, 120.000 tỷ hay 200.000 tỷ thì vẫn là con số quá nhỏ bé. Sắp tới đây còn có những chương trình còn lớn hơn chương trình này.

Các ngân hàng thương mại có phản ứng thế nào với chương trình này, thưa ông?

T.S Lê Xuân Nghĩa: Hiện nay cũng có một số ngân hàng chần chừ và có những ngân hàng phấn khởi. Nhưng tôi cho rằng những ngân hàng nào chần chừ là dại. Bởi muốn kiểm soát vốn thì phải liên minh với nhau thì mới kiểm soát nổi, vì ngân hàng cho vay không phải cho 1 dự án mà nhiều dự án, các ngân hàng không liên kết lại với nhau kiểm soát vốn như gói sản phẩm này thì sẽ có chuyện kiểu như vay tiền để đầu tư nhà máy nhưng lại mua ô tô

DN có nợ xấu thì có ảnh hưởng gì đến việc vay vốn?

T.S Lê Xuân Nghĩa: Nếu có nợ xấu mà DN có dự án tốt thì ngân hàng sẽ khoanh nợ xấu lại để cho vay. Nếu không liên minh với nhau thì nợ xấu của ngân hàng A vẫn còn đấy, ngân hàng B rót vốn cho dự án tốt thì ngân hàng A siết nợ ngay. Điều này xảy ra tình huống là nợ xấu vẫn cứ xấu, dự án tốt thì vẫn để đấy. Như vậy tiền của ngân hàng A rót vào cho DN thì ngân hàng B lại siết.

Vậy theo ông lãi suất vay của chương trình này ra sao?

T.S Lê Xuân Nghĩa: Chắc chắn các ngân hàng sẽ tuân thủ nguyên tắc thị trường, nếu vay trung, dài hạn thì có lãi suất khác và vay ngắn hạn thì có lãi suất khác. Tuy nhiên, nếu tham gia vào gói sản phẩm này thì lãi suất sẽ mềm hơn, vòng quay vốn sẽ hiệu quả hơn, giá vật liệu xây dựng cũng mềm hơn, công trình xây dựng cũng sẽ được triển khai nhanh hơn. Như vậy, luân chuyển dòng vốn trên thị trường BĐS sẽ nhanh hơn.

Theo ông đây là một chương trình tốt, vậy ông có đánh giá gì về gói tín dụng này tác động đến thị trường BĐS như thế nào?

T.S Lê Xuân Nghĩa: Điều này sẽ là có tác động tốt đến thị trường BĐS và vật liệu xây dựng. Lâu nay vật liệu xây dựng đang bị ách tắc bởi nguồn cung quá lớn, trong khi đó cầu còn yếu. Bên cạnh đó còn  bị ách tắc bởi dòng tài chính làm cho các dự án bị ách tắc.

Thị trường BĐS vẫn còn khó khăn về đầu ra, liệu có e ngại vấn đề triển khai, giải ngân gói tín dụng này?

T. S Lê Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng, thời gian đầu có thể không được rộng lớn như mong muốn nhưng chí ít sẽ thấy tất cả các dự án đang dở dang sẽ đi rất nhanh. Có những dự án hiện nay có đầu ra ngay nhưng cũng có dự án thì không có đầu ra thật.

Chẳng hạn như đầu tư vào những chỗ xa thành phố, hạ tầng không có thì kể cả gặp thời thị trường không khó khăn thì cũng “chết”, đầu tư sai là chết nhưng có những dự án trong đô thị, nếu hoàn thành thì có thể bán được. Tồn kho BĐS tăng không phải là ở trong đô thị mà ở những chỗ “tít xa mù khơi”.

Xin cám ơn ông!

Kiều Thuật (thực hiện)
Read more…

‘Người tình’ - khi tình yêu được tình dục dẫn đường

Được chuyển thể từ tiểu thuyết tự truyện ngắn cùng tên của văn sĩ Marguerite Duras, “L’Amant” là một trong những bộ phim về tình dục táo bạo nhất của điện ảnh thế giới.

Đông Dương năm 1929, trên một chuyến phà qua sông Mekong, một cô gái Pháp tựa người vào lan can, chân trái hơi nhấc lên để gió thổi tung bay vạt váy. Nàng đội một chiếc mũ rộng vành của đàn ông, chân đi một đôi giày đính cườm sờn rách, môi đỏ rực không đều vì lén dùng son của mẹ. Nhìn y phục có thể đoán ngay được rằng nàng không giàu, thậm chí còn lâm vào cảnh bần hàn. Những đường cong trên cơ thể tố cáo rằng nàng còn rất trẻ, chỉ cố làm ra vẻ người lớn. Thực tế nàng mới 15 tuổi rưỡi, đang trên đường trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ dài ngày.


Hình ảnh kinh điển trong bộ phim "Người tình".
Nàng không đẹp rực rỡ nhưng có một khuôn mặt bầu bĩnh, ưa nhìn. Làn da trắng muốt lấp ló sau lớp váy mỏng manh gợi những liên tưởng êm dịu. Cách vắt tay hờ hững trên lan can, ánh mắt mơ màng và điệu bộ uể oải của nàng trông lạ lẫm giữa bối cảnh chuyến phà đông đúc đầy nghịt người da vàng lam lũ.
Cùng lúc ấy, trong một chiếc xe limousine màu đen bóng lộn, một gã Hoa kiều lặng lẽ chiêm ngưỡng và thán phục nàng. Hai người nhanh chóng lao vào nhau, cuồng nhiệt, khờ dại như cách thiêu thân lao vào lửa. Họ buông mình vào những cuộc truy hoan bất tận, không cần tương lai, không cần quá khứ.
Chính nàng, một thiếu nữ mới lớn, là người dẫn dắt cuộc chơi. Nàng dâng hiến trinh tiết của mình bằng một thái độ cương quyết mà bình thản. Cô gái ấy có vẻ phóng túng và nổi loạn nhưng những người tinh ý có thể chỉ ra: đằng sau một kẻ bất cần thường là một lòng kiêu hãnh bị tổn thương.
Cha nàng mất sớm, mẹ nàng phải vật lộn để nuôi sống ba đứa con. Sau một vụ đầu tư thất bại, nhà nàng lâm vào cảnh khánh kiệt. Mẹ nàng gần như phát điên. Những người da trắng coi gia đình nàng là một điều sỉ nhục, luôn tìm cách lánh xa. Những người da vàng sợ hãi người có dòng giống từ Pháp cũng không dám lại gần. “Chân không tới đất, cật chẳng tới giời”, gia đình nàng bị cô lập, hầu như chẳng giao tiếp với ai. Nàng đã sống cô đơn như vậy, trải qua tuổi dậy thì với lòng căm ghét dành cho người anh trai bạo lực và sự thương hại dành cho người mẹ khốn khổ. Những ẩn ức bị đè nén bên trong, ẩn sau vẻ ngoài bình lặng.
Cô gái ấy luôn rách rưới, luôn kiêu hãnh, vừa ngây thơ, vừa già cỗi. Lúc nào cũng thảm hại, lúc nào cũng buồn bã, lúc nào cũng đáng yêu. Nàng tìm đến tình dục như một sự nổi loạn, như một biểu hiện của sự chống đối. Vừa mới bước vào tuổi dậy thì, ở nàng hừng hực những ham muốn ái ân. Cô gái ấy, cũng giống như Lolita, có sự trưởng thành rất sớm về mặt tính dục.

"Người tình" có nhiều cảnh nóng táo bạo giữa Jane March và Lương Gia Huy.

Nghèo khổ, rách rưới, như một lẽ tự nhiên, nàng bị thu hút bởi vẻ giàu có của người đàn ông: chiếc limousine đen sang trọng, bộ vest trắng bảnh bao, chiếc nhẫn kim cương to chễm chệ trên ngón áp út. Là một kẻ lãng mạn bẩm sinh, yêu văn học và luôn muốn trở thành một nhà văn, nàng thích những chuyện phiêu lưu. Một người đàn ông trưởng thành, một ngôi nhà bí mật, những chuyện ái ân vụng trộm… tất cả đều kích thích trí tưởng tượng của cô gái mới lớn.
Lý do gì, động cơ nào khiến một cô gái trong trắng, vừa bước vào tuổi cập kê có thể dễ dàng trao thân cho một người xa lạ như thế? Khán giả có thể đoán nhưng không thực sự biết. Chính cô gái cũng chưa chắc đã biết. Chỉ biết rằng chiều chiều, nàng lại tìm đến ngôi nhà ở Chợ Lớn để nhấn chìm mình và người tình trong “vương quốc nhục cảm” của hai người.
Đây là vai diễn đầu tiên của nữ diễn viên Jane March khi cô vừa tròn 18 tuổi. Với chất giọng mượt nhẹ, gợi cảm, Jane hút hồn người đàn ông gốc Hoa và bỏ bùa mê với khán giả.
Nếu tâm lý của cô gái rất phức tạp và khó phân tích thì có thể gọi tên ngay tình cảm của người đàn ông gốc Hoa là “tình yêu”. Giàu có, sướng từ trong trứng, chàng chẳng biết làm gì ngoài chuyện làm tình. Chàng sống phụ thuộc vào gia đình, tự ý thức được rằng phải ngoan ngoãn nghe lời cha. Nếu không có tiền của ông, chàng chẳng là gì. Dẫu vậy, chàng đã yêu cô gái người Pháp bằng một tình yêu mãnh liệt và dịu dàng, dai dẳng và nhẫn nại. Một kẻ nổi loạn và một người cam chịu đã yêu nhau bằng một tình yêu vừa uể oải, chán chường, vừa nồng nàn, khắc khoải.
Khoảng 1/5 thời lượng của phim là cảnh ân ái giữa hai người. Trong căn phòng tối, dọc ngang những ánh sáng loang lổ từ ngoài hắt vào là hai thân thể trần trụi ôm siết lấy nhau trong cơn hoan lạc. Mùi ẩm mốc, vẻ tĩnh mịch, những giọt mồ hôi rịn trên da thịt trong một ngày oi ả của Sài Gòn có một cái gì đó “như nhục cảm… một cái gì chín nẫu” mời gọi. Ngoài kia, ngăn cách với cánh cửa, là tiếng ồn ào, huyên náo của cuộc sống mưu sinh. Sự trái ngược ấy làm việc hưởng thụ trái cấm như có cái gì đó thách thức và khiêu khích hơn.
Đạo diễn và quay phim đã khéo léo quay cận cảnh những đường cong trên cơ thể như để tôn vinh sự hòa nhịp giữa xác thịt. Cảnh ân ái trong phim nóng bỏng, táo bạo nhưng không hề phản cảm. L’Amant có những cảnh đẹp làm khán giả phải nín thở và nuốt khan. Đó là cảnh chàng nghịch những ngón tay của nàng ở đầu phim hay cảnh nàng hôn hờ lên cửa kính. Ngôn ngữ cơ thể của cả Jane March và Lương Gia Huy thật tuyệt vời. Họ như những thỏi nam châm hút nhau mãnh liệt.
L’Amant là bộ phim nước ngoài đầu tiên và cho đến nay vẫn là bộ phim có kinh phí lớn nhất từng được thực hiện tại Việt Nam. Đạo diễn Annaud đã định chọn một nơi khác như Malaysia, Thái Lan, Philippines - những nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn để quay phim. Nhưng cuối cùng, ông vẫn phải quay lại nơi đây vì cảm thấy phải là Sài Gòn, phải là Việt Nam mới diễn tả được cái không khí thuộc địa mà Marguerite Duras miêu tả trong tác phẩm.

"Người tình" được quay tại Chợ Lớn của Sài Gòn.

L’Amant đã đưa cho đến cho khán giả một Sài Gòn sũng nước, nóng hầm hập 35 độ, trời không một chút gió. Đó là khu Chợ Lớn dơ dáy bẩn thỉu, ngập trong mùi “hủ tíu, thịt heo quay, mùi hoa nhài, bụi rậm và mùi than củi…”. Tiếng ruồi muỗi vo ve trong những hôm trời nồm. Những cơn mưa trắng trời trắng đất đặc trưng của miền Nam. Tất cả đem lại một hình ảnh về Đông Dương của những năm 1920 lộn xộn nhưng gợi cảm.
L’Amant mơn trớn người xem bằng cảm giác dễ chịu của một bàn tay mềm mại vuốt dọc sống lưng. Bộ phim đã thành công trong việc tạo không khí, nhịp điệu, cảm giác, hình ảnh… Tất cả đều đẫm chất thơ. Nhưng bản thân câu chuyện tình giữa thiếu nữ người Pháp và chàng trai gốc Hoa có một cái gì đó ủy mị và không đáng tin.
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết tự thuật của Marguerite Duras, được kể theo điểm nhìn của cô gái. Câu chuyện ấy giống như tưởng tượng của một người đàn bà muốn tin rằng tình yêu đã tồn tại hơn là câu chuyện đã thực sự diễn ra. Những ngày tháng tuổi trẻ đắm mình trong hoan lạc ấy phải có một ý nghĩa gì chứ? Sau những say đắm xác thịt, người đàn bà buộc phải tin rằng có một cái gì đó cao hơn, tồn tại giữa hai người. Đó là lòng kiêu hãnh mơ mộng của phụ nữ. Họ vin vào những điều như thế để sống.  
L’Amant là một hồi ức đẹp về tình yêu đã mất. Thông qua cái nhìn hồi tưởng, những nét xấu xí bị tước bỏ đi, chỉ còn những dịu ngọt ở lại. Bộ phim có thể khiến cho những người thực tế nhăn mày, nhưng lại dễ chịu, duyên dáng vô song đối với những người yêu sự gợi cảm và lãng mạn.

Read more…

BB Trần tung clip "sốc" về cách làm đẹp

Làm đẹp là ước mơ chính đáng của mọi người phụ nữ nhưng cũng có trường hợp chúng ta phải chấp nhận những gì mình đang có.

Sở hữu một thân hình thon thả cùng khuôn mặt ưa nhìn, xinh đẹp, nước da trắng sáng tự nhiên... đó có lẽ ước muốn chung của rất nhiều cô gái. Nhưng không phải cô gái nào cũng may mắn có được điều đó. Chính vì thế, làm đẹp luôn là hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Và đôi khi, việc "nâng cấp" nhan sắc một cách thiếu khoa học lại khiến chính họ phải khóc thét.


Trong clip mới của BB&BG, câu chuyện về 3 cô gái có nhan sắc "khiêm tốn" đã được thuật lại khá chi tiết. Sáu Nám, Năm Đen và Tư Đốm đều có những cuộc hành trình riêng để vươn tới đỉnh cao của nhan sắc. Sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm có thể, các cô gái hy vọng sẽ trở nên xinh đẹp và lung linh hơn trong mắt người đối diện. Nhưng đổi lại, cả ba cô gái lại đẩy mình vào "bi kịch". Càng cố làm đẹp, họ lại càng thêm thất vọng.
Đoạn clip ngắn đã gửi gắm một thông điệp nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng sâu sắc cho các bạn nữ về cách làm đẹp. Dù biết đó là nhu cầu chính đáng nhưng thay vì "đẽo cày giữa đường", các cô gái nên chọn lựa cho bản thân cách chăm sóc nhan sắc phù hợp nhất.
Read more…

Hoang mang khi phát hiện vợ chưa cưới là người chuyển giới

Tôi thật sự rất thương em, yêu em nhưng cứ đối diện với em, tôi lại cảm thấy sợ hãi…
Tôi và em quen nhau đã hơn 1 năm nay rồi. Có lẽ đúng là tôi ngu ngốc hoặc vì tôi quá loá mắt trước sự hoàn hảo của em mà suốt 1 năm gần gũi, tôi vẫn hoàn toàn không hề biết em là người chuyển giới.

ảnh mình họa
Tôi là người Nam Định. Tốt nghiệp đại học, nhà lại nghèo, tôi chật vật lắm mới xin được một công việc tạm ổn trong Sài Gòn. Đi làm được gần 1 năm thì tôi quen em trong một lần được cử sang công ty đối tác để làm việc. Trong mắt tôi lúc đấy mà kể cả bây giờ cũng vậy, em là cô gái hoàn hảo nhất mà tôi được gặp.

Em không xinh lắm nhưng có nét duyên đáng yêu vô cùng. Em hồn nhiên, vui vẻ nhưng đôi mắt thì lúc nào cũng có nét thoáng buồn. Ngay lần đầu tiên gặp, tôi đã bị em thu hút hoàn toàn. Nhưng tôi biết em là con gái tổng giám đốc công ty đấy nên nói thật, đầu tiên tôi chỉ dám tơ tưởng trong lòng thôi, chẳng bao giờ nghĩ em sẽ để ý đến anh nhân viên nhà quê nghèo như tôi.

Nhưng khác hẳn với suy nghĩ tự ti của tôi, em chủ động xin số điện thoại, chủ động nhắn tin làm quen và còn mời tôi đi ăn nữa. Sau này có lần tôi hỏi em, sao em lại để ý đến tôi trong số rất nhiều người như thế, em hồn nhiên trả lời: “Vì anh cứ nhìn em suốt mà chờ mãi anh chẳng chịu tấn công gì cả nên em phải liều.”

Gia đình em cũng là người Bắc chuyển vào Nam sinh sống nên có lẽ vì thế chúng tôi hợp nhau từ cách ăn uống cho đến cách nghĩ, cách hành động. Tôi cũng không ngờ mình lại yêu được một người hợp gu đến thế. Em cũng không bao giờ xấu hổ vì có người yêu nghèo như tôi. Yêu em, tôi bỏ thói quen ngủ nướng, dậy thật sớm đi từ Phú Nhuận lên quận 1 đón em đi làm. Buổi trưa em lại tranh thủ trốn đến cơ quan lôi tôi đi ăn. Chiều về, chúng tôi lang thang trên cái xe cà tàng của tôi khắp đường phố Sài Gòn. Người ta bảo yêu nhau mà ngày nào cũng gặp thì nhanh chán thế mà chúng tôi lại càng ngày càng yêu nhau nhiều hơn. 

Em rất chịu khó tìm hiểu mọi thói quen, sở thích của tôi, thậm chí cả mọi người trong gia đình tôi. Em không bao giờ đòi hỏi tôi chi những thứ đắt đỏ, sẵn sàng bỏ guốc, ngồi bệt cùng tôi trên vỉa hè ăn bánh tráng trộn để tiết kiệm tiền. Biết tính tôi hay tự ái chuyện tiền nong, em thường lén mượn xe rồi đổ xăng cho tôi hay tranh thủ đi siêu thị thì mua mỳ, mua đồ ăn cho tôi dự trữ trong phòng. Giờ ngồi nghĩ lại những ngày tháng yêu em, tôi đúng là gã ăn mày vớ được cả một gia tài kếch xù…

Yêu nhau một thời gian, cũng có vài chuyện khiến tôi cảm thấy hơi khó chịu. Đầu tiên là việc em có rất nhiều bạn thân là người đồng tính, đúng hơn là hầu hết bạn của em đều là người như vậy. Tôi không kì thị người đồng tính, tôi lại càng không ghét bạn bè của em. Nhưng thú thật, một thằng con trai thẳng dù có đóng kịch thế nào cũng không thể thoải mái khi chứng kiến hai đứa con trai khác ngồi đối diện ôm ấp, hôn hít nhau được. Nhiều lúc đi chơi với bạn em, tôi đã phải trốn vào nhà vệ sinh nôn mửa vì không chịu nổi trước cảnh hai người đồng tính hôn nhau. Có mấy lần tôi góp ý là không muốn tiếp xúc nhiều với những người đấy thì em không nói gì, chỉ im lặng và rất buồn. Lúc đấy tôi chỉ nghĩ em buồn vì tôi không hợp với bạn bè của em, thế nhưng, giờ thì tôi biết rõ lý do vì sao rồi…

Yêu nhau được gần 1 năm thì em muốn dẫn tôi về gặp bố mẹ em. Nói thật, lúc đấy tôi hoang mang lắm. Tôi sợ bố mẹ em sẽ chê tôi kém cỏi, không xứng với em rồi ngăn cản, cấm đoán. Thấy thái độ của tôi, em chỉ phì cười bảo rằng bố mẹ em rất dễ tính, chỉ cần tôi yêu em thật lòng là được.

Mà đúng như em nói, 2 bác thật sự là dễ tính ngoài sức tưởng tượng của tôi. Họ niềm nở đón tiếp tôi như con cháu trong nhà, hỏi chuyện gia đình tôi một cách bình thường, không hề có một chút dè bỉu hay chê bai gì. Mẹ em còn khen tôi đẹp trai, bảo sao có thể cưa được cái H nhà mình. Còn bố em sau khi nghe chuyện tôi vất vả lắm mới xin được việc thì lại khen tôi có nghị lực, nhà không có điều kiện mà biết phấn đấu. Bác còn kể hồi xưa bác cũng vất vả lắm mới được ngày hôm nay nên có gì khó khăn, tôi cứ nhờ đến bác giúp đỡ. 

Lúc em và mẹ dọn đồ ăn, bác trai ngồi lại với tôi và chỉ hỏi tôi duy nhất một câu: “Cháu có sẵn sàng đối diện với các khó khăn sau này khi yêu cái H không?”. Lúc đấy tôi chỉ nghĩ đến các khó khăn về hoàn cảnh khác biệt nên rất dõng dạc khẳng định là bất kể có chuyện gì xảy ra, tôi nhất định sẽ chăm sóc và yêu H cả đời. Tôi thấy bác trai cảm động lắm, còn rơm rớm nước mắt nữa. Sau đấy, cả nhà rộn ràng bàn đến chuyện tương lai, muốn sớm tổ chức lễ cưới cho 2 đứa. Các bác thậm chí còn sắp xếp công việc để về quê chơi với bố mẹ tôi cho biết nhà. Quả thật, lúc đấy tôi như bay trên 9 tầng mây, chẳng còn nghĩ được điều gì, chẳng thấy được sự vô lý trong suốt câu chuyện.

Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi chúng tôi tình cờ gặp người bạn cấp 2 của em trong một lần đi chơi. Cô bạn vô duyên này vừa nhìn thấy em đã hô lên: “Ê, mày là thằng Hiếu ái đúng không?”. Tôi không thể quên được gương mặt em lúc đấy. Vừa như muốn khóc, vừa như muốn chạy trốn lại vừa hoang mang, lo sợ. Em hết nhìn tôi lại đến nhìn cô bạn kia rồi vội vàng kéo tay tôi bỏ đi. Thật ra, lúc đấy tôi vẫn không hề nghĩ rằng em là người chuyển giới. Thậm chí, tôi còn cố cho rằng, là do lúc trước em ăn mặc như con trai nên bạn bè hiểu lầm hoặc có thể cô bạn kia chỉ nói đùa…

Giá mà em cứ nói dối, giá mà em cứ phủ nhận rồi bịa ra lý do gì thì tôi cũng tin hết. Thế nhưng, em lại chỉ khóc rồi thú nhận mọi chuyện. Hoá ra, em đã đi chuyển giới lúc học hết lớp 11 và đấy cũng là lý do cả nhà em chuyển vào Sài Gòn để tránh cho em khỏi họ hàng, khỏi những lời dèm pha, kì thị của người Bắc. Em nói em cứ nghĩ rằng tôi cũng có “đôi chút” nhận ra, em nói là em đã định thú nhận với tôi hàng triệu lần… Có một đống lý do được đưa ra còn tôi thì lùng bùng, chẳng nghe được cái gì với cái gì.

Tôi rất yêu em, rất thương em, giữa chúng tôi hoàn toàn chẳng có khúc mắc gì để chia tay và tôi cũng không thể tưởng tượng sau khi không có em, tôi sẽ sống ra sao. Cảm giác nhớ lại những lúc gần gũi với nhau, ôm ấp và hôn nhau… tôi không biết phải làm sao nữa...

Đã 1 tuần rồi, tôi tránh gặp mặt em. Tôi biết em đang đau khổ lắm nhưng quả thật, tôi cũng cần có thời gian để suy nghĩ lại tất cả. Tôi đã hứa với bố em dù chuyện gì xảy ra cũng sẽ vượt qua để bảo vệ em. Thế nhưng, giờ tôi lại không thể vượt qua ám ảnh của bản thân mình để lại vui vẻ ở cạnh em như trước. Giờ tôi phải làm sao???
Read more…

Thanh niên ngáo đá "tập bơi" gần bến xe Lương Yên

Nằm trên đường nhựa mà cứ ngỡ là biển, chàng thanh niên có dấu hiệu "ngáo đá" vẫn cứ miệt mài tập bơi trong sự ngỡ ngàng của bao người.

Vào chiều ngày hôm qua (20/3) tại đoạn đường gần khu vực bến xe Lương Yên - Hà Nội, đã xuất hiện một chàng thanh niên thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân sống quanh đó.
Chàng trai này được cho là có biểu hiện của tình trạng "ngáo đá" gây hoang tưởng. Nằm sóng soãi giữa đường ướt, bẩn vì trời mưa, chàng thanh niên cứ ngỡ rằng đó là biển rộng và liên tiếp phô diễn các "kỹ thuật bơi lội". Tinh thần thể dục thể thao, yêu thích bơi lội được anh chàng thể hiện khá rõ bằng cách chuyển đổi không ngừng các tư thế bơi bướm, bơi ếch, bơi sải...


Người dân xung quanh đã đứng vây quanh rất đông nhưng cũng "không nỡ" gián đoạn cuộc vui của chàng thanh niên. Một lúc sau đó, lực lượng Công an phường, Cảnh sát 113 và xe cứu thương đã có mặt để đưa chàng trai này tới bệnh viện Việt Đức.
Read more…

Tử vong vì tiêm kem dưỡng Vaseline vào ngực để tăng kích cỡ vòng 1

Để sở hữu vòng 1 hoàn hảo, người phụ nữ này lại tìm tới phương pháp làm đẹp vô cùng kỳ quặc, đó là tiêm Vaseline vào ngực.

Đối với phụ nữ, được sở hữu một vẻ đẹp hoàn hảo là ước mơ của không ít người. Có những người "đẹp lên trông thấy" nhờ vào sức mạnh của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những trường hợp biến chứng hay đáng tiếc hơn là tử vong chỉ vì sự thiếu hiểu biết.

Cô Sonia Perez Llanzon, 39 tuổi đã qua đời tại Bệnh viện Lucio Molas, thành phố Santa Rosa, Argentina do biến chứng của ca phẫu thuật nâng ngực bằng... Vaseline.

Tử vong vì tiêm kem dưỡng Vaseline vào ngực để tăng kích cỡ vòng 1
Cô Sonia Perez Llanzon đã tiêm kem dưỡng Vaseline vào ngực để tăng kích cỡ vòng 1.

Trước khi nhập viện vì khó thở, người phụ nữ này đã phải chịu đựng chứng đông máu ở ngực khoảng 1 tháng. Bác sĩ Julio Pla, Trưởng khoa Phẫu thuật cho biết, cô Sonia nhập viện trong tình trạng bị tổn thương ở bầu ngực. Ban đầu, cô phủ nhận đã đụng chạm với vòng 1 của mình nhưng sau đó đã thừa nhận bơm Vaseline vào ngực.

Trong suốt thời gian làm việc, đây là lần đầu tiên bác sĩ Julio bắt gặp phải ca kỳ quặc như thế này. Thông thường cơ thể con người có kháng thể chống lại vi khuẩn và virus nhưng lại không có cơ chế nào đánh bại được loại chất này.

Được biết, Vaseline là loại sản phẩm dưỡng da có chứa dầu. Một số người đàn ông đã từng tìm tới sản phẩm này với mong muốn tăng kích cỡ "cậu nhỏ" lên. Tuy nhiên, họ lại không thể ngờ được rằng, loại sản phẩm này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng nếu chúng tồn tại bên trong cơ thể con người.

Tử vong vì tiêm kem dưỡng Vaseline vào ngực để tăng kích cỡ vòng 1
Người phụ nữ nghiện làm đẹp này đã phải trả một cái giá quá đắt.

Trước đó, cô Sonia cũng đã từng bị bỏng cấp độ 3 trong lúc tắm nắng vào năm ngoái. Một người bạn của cô Sonia cũng cho biết, cô là một người nghiện làm đẹp.
Read more…

Sắp bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn

Sắp tới, người dân sẽ được bỏ bớt một số loại giấy tờ như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,…

Ông Nguyễn Công Khanh,
 Cục trưởng Cục Hộ tịch-Quốc tịch-
Chứng thực (Bộ Tư pháp)
Sắp tới, công dân không phải lưu giữ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn nữa, ông Nguyễn Công Khanh,
Cục trưởng Cục Hộ tịch-Quốc tịch-Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết như vậy tại Hội thảo đánh giá về Dự án Luật Hộ tịch sáng nay (19/3).

Bỏ cấp giấy khai sinh, giấy kết hôn
Theo ông Khanh, sắp tới, khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, nhiều giấy tờ sẽ được cắt giảm. Dự thảo luật đã đưa ra quy định, không cấp giấy tờ hộ tịch cho người dân như hiện nay. Ví dụ các loại giấy: khai sinh, chứng nhận kết hôn, khai tử,… sẽ không còn.

Tới đây, khi đi làm thủ tục hành chính, người dân không cần chuẩn bị nhiều hồ sơ giấy tờ nữa. Lúc cần, họ sẽ được cấp bản trích lục xác nhận về những thông tin hộ tịch. Đến năm 2020, khi việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn thiện, kể cả trích lục cũng không còn cần thiết nữa. Mọi loại giấy tờ hộ tịch đều được hủy bỏ.

Sắp bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn
Ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch-Quốc tịch-Chứng thực (Bộ Tư pháp), phát biểu tại hội thảo sáng nay (19/3).


Trước đó, ông Nguyễn Công Khanh cho rằng công tác hộ tịch tại Việt Nam còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Quản lý hộ tịch chủ yếu vẫn bằng sổ sách, giấy tờ và cất vào trong tủ. Sự hạn chế này khiến việc đăng ký hộ tịch bị chậm. Nhu cầu của người dân chưa được đáp ứng kịp thời, chờ đợi kéo dài.

Ở nhiều nước hiện nay, sau khi một người đăng ký khai sinh, thông tin này sẽ được chuyển đến cho rất nhiều cơ quan khác nhau. Cơ quan bảo hiểm, cơ sở y tế, trường học đều cập nhật thông tin đó. Sau này, có thủ tục liên quan đến người đó, các cơ quan này chỉ cần kiểm tra hệ thống máy tính là ra tất cả dữ liệu. Công dân không mất công khai lại thông tin cá nhân, xin chứng nhận, xác thực chỗ nọ, chỗ kia. Cán bộ làm thủ tục không mất công kiểm tra, nhập lại thông tin. Chỉ trừ trường hợp công dân có những thay đổi thông tin phải đăng ký lại.

“Việt Nam cũng đang hướng đến điều này.” – Ông Khanh nói.

Thủ tục hộ tịch hết làm khó dân
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, một trong những tiêu chí xây dựng luật là đặt sự thuận lợi của người dân lên hàng đầu. Còn cơ quan quản lý Nhà nước gặp khó khăn thì phải chịu.
Ông Khanh phân tích: Quy định về hộ tịch hiện nay mới chỉ hướng đến sự thuận lợi cho cơ quan Nhà nước nhưng chưa tạo thuận lợi cho người dân.

Đôi khi người dân cần giải quyết thủ tục liên quan đến hộ tịch nhưng không biết đến cơ quan nào. Nhiều người đi không đúng cửa và phải đi lại rất nhiều lần. Ở đồng bằng, thành thị, việc làm thủ tục thuận lợi nhưng không dễ với người nông thôn, miền núi. Từ làng bản lên đến huyện có khi hết một, hai ngày đường.

Trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch cũng rất rắc rối. Nhiều cán bộ hộ tịch lại quan liêu hóa, ngồi một chỗ đọc hồ sơ. Thấy thiếu giấy tờ gì, họ lại đòi hỏi người dân phải chạy đi làm bổ sung rất khổ sở, mất thời gian.

Ông Khanh dẫn chứng, cách đây không lâu, chính một vị thứ trưởng Bộ Tư pháp gọi điện thẳng tới Cục Hộ tịch, phàn nàn thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu ngoại quá phức tạp. Bố có hộ khẩu Hà Nội, mẹ có hộ khẩu TP.HCM. Cháu đang ở Hà Nội mà đứa trẻ cứ phải về TP. HCM để đăng ký. Tại sao không đăng ký ở chỗ bố?

Theo ông Cục trưởng, dự án Luật Hộ tịch mà Bộ Tư pháp đang chủ trì soạn thảo sẽ giải quyết nhiều vấn đề nêu trên.

Cảnh Kiên/khampha
Read more…

Giảng viên Sư phạm lặn lội vào SG tặng Chánh Tín 100 triệu

Thông qua Chí Trung, rất nhiều "mạnh thường quân" đã trao gửi tấm lòng tới nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín.

Theo chia sẻ mới nhất của danh hài Chí Trung, một nữ giảng viên của trường Đại học Sư phạm đã lặn lội bay vào tận Thành phố Hồ Chí Minh để tận tay trao 100 triệu giúp đỡ nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín.

Đây là vị "mạnh thường quân" thứ 2 gửi tiền ủng hộ nghệ sĩ Chánh Tín thông qua Chí Trung. Trước đó, ngay sau ngày đầu tiên kêu gọi, một nhà hảo tâm cũng đã tìm gặp danh hài Chí Trung để trao gửi số tiền 100 triệu đến nghệ sĩ Chánh Tín.

Trước đó, dù bị rất nhiều cư dân mạng "ném đá" về sự nhiệt thành khi kêu gọi ủng hộ Chánh Tín, Chí Trung vẫn rất kiên định với quyết định của mình. Anh khẳng định: "Cám ơn các bạn đã quan tâm đến sự kiện Anh Chánh Tín.. Nhiều bạn muốn đưa tôi sa vào vòng luẩn quẩn của tranh luận. Tôi đủ kinh nghiệm để biết rằng Thượng đế đã trao cho mỗi người chúng ta một con tim và khối óc để làm những điều nếu bản thân ta thấy là tốt đẹp.

Vậy nên ta hãy tự tôn trọng cảm xúc của riêng mình trước bức tranh nhiều màu của xã hội. Và hãy hành động khi con tim cùng khối óc của mình mách bảo điều đó là đúng. Tôi cũng sẽ không xúc phạm bất cứ ai vì những quan điểm trái chiều như một vài bạn đang xử sự điều đó với tôi!".

Theo soha


Read more…