Thục địa là một trong những vị thuốc quý, có tác dụng rất tốt với thận cũng như các chức năng sinh lý của nam. Hiện nay, vị thuốc thục địa được dùng trong bào chế sản phẩm Bổ thận Ngũ Lão.
Vị thuốc thục địa
Thục địa là tên thuốc của rễ (củ) cây địa hoàng đã được chế biến. Địa hoàng có tên khoa học là Rehmannia glutinosa Libosch, thuộc họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae.
Địa hoàng là loài cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong dài 3-4cm, mặt ngoài tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ. Mùa hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8.
Củ địa hoàng tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy; mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm. Tuỳ theo cách chế biến, ta có sinh địa hoàng và thục địa hoàng.
Thục địa: Củ địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi thục địa có màu đen.
Theo Đông y thì địa hoàng tươi vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc. Ngày dùng 8-16g, có thể dùng đến 40g.
Còn theo y dược học hiện đại thì thành phần hoá học trong rễ địa hoàng gồm có: Catalpol, mannit, rehmannin, glucose, một ít caroten, 15 acid amin, D-glucozamin, acid phosphorie, các cacbohydrat, chất campesterol. Người ta đã chứng minh được tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, sinh tinh, làm chất kháng sinh của thục địa nói riêng và địa hoàng nói chung.
Bài thuốc hay từ thục địa
Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tiêu chảy mạn tính ở người cao tuổi: Thục địa 16g; sơn thù, hoài sơn mỗi vị 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa hen phế quản: Thục địa 16g; kỷ tử, phụ tử chế mỗi vị 12g; sơn thù, hoài sơn, phục linh mỗi vị 8g; cam thảo, nhục quế mỗi vị 6g. Sắc uống trong ngày.
Chữa tăng huyết áp: Thục địa 16g, hoài sơn 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, đương quy, bạch thược mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng âm hư, tinh huyết suy kém, mỏi mệt, đau lưng, mỏi gối, khát nước, nước tiểu vàng, da hấp nóng, di mộng tinh: Thục địa 150g; táo nhục, hoài sơn mỗi vị 95g; trạch tả, khiếm thực mỗi vị 70g; thạch hộc 60g; tỳ giải 50g. Thục địa chưng giã nát, cho vào mật ong, cô đặc. Các vị kia tán nhỏ. Tất cả làm thành viên, mỗi lần uống 16g, ngày 2 lần.
Rượu bổ thận, tăng cường chức năng sinh dục và khả năng thụ tinh của nam giới: Thục địa 40g; ngài tằm đực khô 100g; dâm dương hoắc 60g; kim anh, ba kích mỗi vị 50g; ngưu tất, sơn thù mỗi vị 30g; khởi tử, lá hẹ mỗi vị 20g. Bào chế thành 2 lít rượu thuốc, có thêm đường kính. Uống mỗi ngày 30ml.
Chữa viêm tai giữa mạn tính: Thục địa, quy bản mỗi vị 16g; hoàng bá, tri mẫu mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống mỗi ngày 18g chia 3 lần (uống kéo dài).
Chữa viêm quanh răng (lục vị hoàn gia giảm): Thục địa, hoài sơn, ngọc trúc, thăng ma, bạch thược, kỷ tử mỗi vị 12g; sơn thù, tri mẫu, hoàng bá, trạch tả, đan bì, phục linh mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa bế kinh, vô kinh: thục địa, đảng sâm mỗi vị 16g; bạch thược 12g; xuyên khung, đương quy, hoàng kỳ mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Hoặc thục địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; kỷ tử, hà thủ ô, sa sâm, long nhãn, ích mẫu mỗi vị 12g. Sắc uống.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét